(HBĐT) - Với lợi thế có 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện, những năm qua, huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân, trong đó, tập trung phát triển mạnh ở các xã ven hồ như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong…


Xóm Túp, xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Xã Tiền Phong có 915 ha mặt nước hồ, là điều kiện lý tưởng để phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi cá lồng trên địa bàn xã phát triển mạnh mẽ, là hướng đi mới để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nhiều người dân địa phương. Hiện, xã có gần 890 lồng cá. Doanh thu từ nuôi cá đạt vài tỷ đồng/năm, chiếm 20% tổng thu nhập của toàn xã. Nhiều hộ nuôi các giống cá đặc sản như chiên, quất, tầm, bỗng, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đồng chí Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Tận dụng lợi thế mặt nước, xã định hướng người dân phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhằm giúp người dân vùng hồ có kiến thức KHKT trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá để phát triển nuôi bền vững, hạn chế rủi ro, xã phối hợp các ngành chức năng của huyện, tỉnh tổ chức hàng chục lớp dạy nghề nuôi cá lồng, hướng dẫn kỹ thuật. Sản phẩm làm ra thường được tư thương đến mua tại chỗ, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm ổn định, xã mong muốn được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất sạch để nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo thống kê, năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 82 ha, tổng số lồng cá nuôi 1.910 lồng. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 1.300 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng 1.100 tấn, sản lượng đánh bắt 200 tấn. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường, hiện tượng sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản giảm đáng kể, không khai thác khu vực cá tập trung đến đẻ trứng vào mùa sinh sản và thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản. Đến nay, các xã vùng ven hồ Hòa Bình trong huyện duy trì, phát triển mạnh việc nuôi cá lồng, tăng cường công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá. Đồng thời, tận dụng lợi thế sẵn có duy trì, mở rộng thêm quy mô để nghề nuôi trồng thủy sản của huyện ngày một phát triển. Người nuôi cá được tạo điều kiện tiếp cận KHKT, quy trình sản xuất sạch theo theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc cá, nguồn gốc thức ăn, cách thức phòng bệnh, phương pháp đầu tư, hạch toán kinh doanh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi cá.

Đồng chí Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục xác định việc phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng tập trung, với những loại cá có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường lòng hồ Hoà Bình, đảm bảo các hộ và cơ sở nuôi đều tuân thủ theo quy hoạch. Song song với đó, thu hút đầu tư, hỗ trợ cơ sở nuôi quy mô lớn đã áp dụng công nghệ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học đúng quy định, nâng cao an toàn thực phẩm, có đánh giá tác động môi trường, đảm bảo cho việc nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình luôn phát triển bền vững.


Đinh Thắng


Các tin khác


Xây dựng đô thị Lương Sơn “sáng, xanh, sạch”

(HBĐT) - "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện xác định mục tiêu xây dựng huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí cấp thị xã vào năm 2025. Đây là mục tiêu rất cách mạng, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân thị trấn Lương Sơn" - đồng chí Hoàng Việt Hải, Bí thư Đảng ủy thị trấn Lương Sơn cho biết.

Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020

(HBĐT) -Ngày 31/12, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH năm 2020 của tỉnh Hòa Bình.

Kiểm tra tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Sáng 31/12, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc kiểm tra tiến độ thực hiện hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn).

Vốn chính sách - “bà đỡ” của hộ nghèo huyện vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) -Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc từng ngày được cải thiện. Trong đó, việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đã tạo đòn bẩy, thực sự trở thành "bà đỡ” của người nghèo và các đối tượng chính sách trong hành trình vượt lên đói, nghèo.

Huyện Lương Sơn - hạt nhân vùng động lực của tỉnh

(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế huyện Lương Sơn được đánh giá có tăng trưởng khá cao. Kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư, nâng cấp, diện mạo nông thôn thay đổi, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Thành phố Hòa Bình phát triển xứng tầm trung tâm của tỉnh

(HBĐT) - Năm 2020 được coi là dấu ấn đặc biệt của thành phố Hòa Bình - năm thực hiện sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố. Đây là nhiệm vụ chiến lược, tạo vị thế mới cho thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh. Với diện mạo mới, thành phố hiện nay có 10 phường, 9 xã với 348,65 km2, dân số trên 135.000 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục