(HBĐT) - TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, GD&ĐT; đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc. Đặc biệt, theo quy hoạch vùng Thủ đô, TP Hòa Bình được xác định là đô thị cửa ngõ phía Tây của vùng Thủ đô Hà Nội, trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị và hạ tầng cơ sở du lịch khu vực phía Tây Nam, là hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Nam. Đây là cơ hội để Hòa Bình và các tỉnh trong vùng phát triển mạnh, toàn diện, trên cơ sở có sự phân công, hợp tác, chia sẻ chức năng, tăng cường các mối liên kết về hạ tầng KT - XH, kỹ thuật, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong vùng.


Đô thị TP Hòa Bình được quy hoạch, xây dựng theo hướng hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa.

Theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, huyện Kỳ Sơn được nhập vào TP Hòa Bình. Đơn vị hành chính mới có diện tích tự nhiên 348,65 km2, dân số 135.718 người; cấp xã trực thuộc có 19 đơn vị. Việc mở rộng ranh giới mang tính quyết định thay đổi vị thế của Hòa Bình trong tổng thể vùng, cũng như tác động lớn đến bối cảnh phát triển KT-XH chung toàn khu vực.

Những năm qua, trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ đột phá, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị được Thành ủy, UBND TP Hòa Bình đặc biệt coi trọng, gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH. Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo lập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị và các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt; tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát.

Quy hoạch của thành phố thực hiện theo hướng văn minh, hiện đại, gắn kết các vùng và mang bản sắc văn hóa. Hiện nay, nhiều dự án, đồ án lớn, nhỏ đã, đang thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự phát triển KT-XH, phát triển đô thị trên địa bàn TP Hòa Bình, bao gồm các dự án, đồ án cấp vùng, cấp tỉnh, cấp thành phố. Trong đó, phải kể đến đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch này, TP Hòa Bình đóng vai trò quan trọng về hạ tầng kỹ thuật vùng về cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ đầu nguồn lưu vực sông Đà và bảo tồn di sản thiên nhiên; trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội cấp vùng về y tế, văn hóa, du lịch chất lượng cao phía Tây Nam của vùng Thủ đô Hà Nội.

Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, trong đó, TP Hòa Bình là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHKT, là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của toàn tỉnh.

Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh giao thương giữa TP Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận, phục vụ thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH. Ngoài ra, tỉnh đang xúc tiến triển khai dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Khi tuyến cao tốc này được hình thành sẽ kết nối mạng giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với tỉnh Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội (qua cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình), tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, kết nối khu du lịch quốc gia Mộc Châu và khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Ngoài các dự án, đồ án cấp vùng quan trọng như trên, TP Hòa Bình đã, đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như: Khu hành chính thành phố, cầu Hòa Bình 2, tỉnh lộ 433; nâng cấp, cải tạo, mở rộng các trục đường nội thị…

Với nỗ lực hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, cùng với việc đầu tư nâng cấp, xây dựng nhà ở của Nhân dân đã góp phần làm cho TP Hòa Bình ngày càng nhộn nhịp, sôi động. Thành phố có khoảng 50 dự án, đồ án quy hoạch lớn, nhỏ đã, đang được thực hiện. Tại khu vực huyện Kỳ Sơn cũ, các dự án khu công nghiệp (KCN), khu đô thị đang được triển khai như: KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang, đô thị Yên Quang... Ngoài ra, còn có các dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf phát triển dọc theo hai bên đường Hòa Lạc - Hòa Bình.

Mặc dù đã có bước chuyển mạnh mẽ công tác quy hoạch, phát triển đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 76,3%. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND TP Hòa Bình, trước yêu cầu phát triển ngày càng nhanh và xu thế hội nhập của đất nước, yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, TP Hòa Bình đã có nhiều định hướng chiến lược mới đề xuất phát sinh, dẫn đến các vấn đề cơ bản của quy hoạch chung đã được phê duyệt không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển như hiện nay. Chính vì vậy, TP Hòa Bình đã lập điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2045, đang được triển khai lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Điều chỉnh quy hoạch chung này nhằm xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, hài hòa và bền vững, có nền kiến trúc xanh, tiên tiến, mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình đặc sắc. Đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển KT-XH, văn hóa, không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố. Đồng thời, làm cơ sở để chính quyền địa phương, các tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, lập các dự án đầu tư xây dựng, là công cụ pháp lý để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và sự phát triển của thành phố theo quy hoạch được duyệt.

 

Bình Giang


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục