(HBĐT) - Đà Bắc là huyện nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, trên 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên vùng lòng hồ sông Đà. Huyện xác định việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc góp phần đẩy nhanh phát triển KT-XH, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó, địa phương từng bước cụ thể hóa, vận dụng các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn, đem lại kết quả khả quan.


Từ hỗ trợ của Chương trình 135, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư kiên cố hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trước đây, mỗi khi có cuộc họp, người dân thôn Hào Phú, xã Tú Lý phải đến nhà trưởng thôn do thôn chưa có nhà văn hóa. Năm 2020, từ nguồn vốn Chương trình 135, thôn được đầu tư trên 600 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa khang trang, có sân tập luyện thể thao. Ngoài đầu tư của Nhà nước, nhiều hộ ủng hộ ngày công, một số hộ hiến đất xây dựng nhà văn hóa.

Ông Đinh Tiến Thanh, Bí thư chi bộ thôn Hào Phú cho biết: Thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, Nhân dân phấn khởi, ý thức trong việc đóng góp ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung phát triển sản xuất. Được hưởng lợi từ Chương trình 135 đã giúp thay đổi diện mạo nông thôn, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang.

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135, bên cạnh việc lồng ghép với nguồn vốn chương trình xây dựng NTM, các xã tổ chức lấy ý kiến người dân trong việc chọn các đầu điểm xây dựng. Nhờ đó, hầu hết các công trình sau khi được xây dựng phát huy hiệu quả, nêu cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với đó, tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế thông qua hỗ trợ cây, con giống, máy móc, vật tư nông nghiệp.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, huyện luôn coi trọng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng. Hàng năm, phối hợp các cơ quan liên quan mở lớp tập huấn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, tạo điều kiện để người có uy tín được đi tìm hiểu thực tế. Đội ngũ người có uy tín cũng như già làng, trưởng bản tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, hiến tài sản trên đất xây dựng NTM.

Thực hiện Chương trình 135, 5 năm qua, các xã, thôn được đầu tư xây dựng 144 công trình, tổng nguồn vốn 8.170 triệu đồng. Cũng trong chương trình này, năm 2019, huyện dành 4.063 triệu đồng hỗ trợ bà con các loại giống cây trồng, vật nuôi. Năm 2020, huyện tiếp tục dành 4.519 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn ĐBKK. Từ sự quan tâm đầu tư cho vùng dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào DTTS, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 29 triệu đồng/năm, tăng 11,5 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo từ 51,75% năm 2015 giảm còn 29,22% năm 2019, kế hoạch đến cuối năm 2020 còn 24,37%.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm qua, các chương trình, chính sách của Nhà nước đối với địa bàn ĐBKK đã góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH địa phương. Thông qua đó, người dân thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, từ đó nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả các chính sách cho đồng bào DTTS, tạo đà hoàn thành mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tích cực, chủ động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.


Đinh Thắng


Các tin khác


Mật ong Lâm Sơn - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT) - Xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển diện tích rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, đem lại nguồn nguyên liệu phấn hoa dồi dào, đa dạng cho việc nuôi ong lấy mật của người dân.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước tăng 4,66%

(HBĐT) - Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 cùng với thiên tai bất thường đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của toàn ngành và nông dân trong tỉnh, ngành NN&PTNT đã khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Chủ động, linh hoạt trong sản xuất vụ đông xuân 2020 – 2021

(HBĐT) - Tỉnh xác định vụ đông xuân có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến kết quả sản xuất cả năm. Do đó, để đạt kết quả toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị nông sản, các huyện, thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp, đảm bảo nước tưới cho sản xuất…

Mô hình vườn mẫu tiêu biểu ở xã vùng sâu Hưng Thi

(HBĐT) - Trên lộ trình về đích nông thôn mới (NTM), bên cạnh việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã xây dựng 5 khu vườn mẫu, góp phần nâng tầm NTM, tăng sức sống cho miền quê. Một trong những mô hình vườn mẫu tiêu biểu được nhiều người trong, ngoài vùng đến thăm quan, học hỏi là khu vườn của ông Bùi Đức Dịnh - hộ nông dân xóm Khoang.

Tỉnh ta được giao 19,9 tỷ đồng thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135”

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2260/QĐ-TTg, ngày 30/12/2020 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương (T.Ư) giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2020 của các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương.

Xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mang bản sắc văn hóa

(HBĐT) - TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, GD&ĐT; đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc. Đặc biệt, theo quy hoạch vùng Thủ đô, TP Hòa Bình được xác định là đô thị cửa ngõ phía Tây của vùng Thủ đô Hà Nội, trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị và hạ tầng cơ sở du lịch khu vực phía Tây Nam, là hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Nam. Đây là cơ hội để Hòa Bình và các tỉnh trong vùng phát triển mạnh, toàn diện, trên cơ sở có sự phân công, hợp tác, chia sẻ chức năng, tăng cường các mối liên kết về hạ tầng KT - XH, kỹ thuật, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong vùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục