(HBĐT) - Tỉnh xác định vụ đông xuân có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến kết quả sản xuất cả năm. Do đó, để đạt kết quả toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị nông sản, các huyện, thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp, đảm bảo nước tưới cho sản xuất…


Các địa phương tập trung rà soát, kiểm tra hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021. Ảnh chụp tại xã Dũng Phong (Cao Phong).

Vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 64 nghìn ha cây hàng năm. Trong đó, cây lương thực có hạt 33 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 16,6 vạn tấn, gồm: lúa 15,6 nghìn ha, năng suất 56 tạ/ha, sản lượng 8,6 vạn tấn; ngô 17,6 nghìn ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 7,9 vạn tấn; cây lấy củ chất bột 11 nghìn ha, cây công nghiệp 3,4 nghìn ha; mía 7,5 nghìn ha; cây rau, đậu các loại 5,7 nghìn ha. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, phấn đấu tổng đàn trâu đạt 103,4 nghìn con, bò 78,6 nghìn con, dê 37,9 nghìn con, lợn 510 nghìn con, gia cầm trên 5.567 nghìn con. Phát huy tiềm năng hồ Hòa Bình để nuôi cá lồng, phấn đấu nuôi 4.323 lồng cá,sản lượng đạt khoảng 6.750 tấn (sản lượng nuôi trồng 5.707 tấn, khai thác 1.043 tấn). Toàn tỉnh phấn đấu trồng 5.620 ha rừng sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Để đảm bảo vụ đông xuân thắng lợi, Sở NN&PTNT đã hướng dẫn các địa phương linh hoạt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, diện tích đất không chủ động nước sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, cây có khả năng chịu hạn. Tăng cường hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư thâm canh và quản lý chặt chẽ việc sản xuất,kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý, chỉ đạo, đặc biệt chú ý các biện pháp phòng, chống rét cho mạ và lúa đông xuân, nhằm giảm tối đa thiệt hại cho nông dân; chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết, kiểm soát, xử lý triệt để, dứt điểm các ổ dịch tả lợn châu Phi. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng NTM và an toàn thực phẩm; vận dụng hiệu quả chính sách của T.Ư, nhất là chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nông nghiệp hữu cơ…

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn công trình; tích,điều tiết nước phục vụ sản xuất,sinh hoạt của Nhân dân; duy trì chế độ kiểm tra đê thường xuyên,đột xuất đối với các tuyến đê cấp III, IV; kịp thời xử lý thông tin theo thẩm quyền; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kênh mương, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng đảm bảo thời gian, chất lượng; chủ động phòng, chống hạn. Chuẩn bị và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I, năm 2021.

Hiện nay, một số địa phương vùng hạ lưu sông Đà tập trung làm đất, gieo mạ chuẩn bị gieo cấy trà xuân chính vụ (chiếm khoảng 10% tổng diện tích), để đảm bảo mạ phát triển tốt, không bị chết do rét đậm, rét hại, Sở NN&PTNT khuyến cáo người dân sử dụng nilon che phủchống rét cho mạ, thời gian gieo mạ từ ngày 5 - 15/1, cấy từ ngày 30/1. Đối với trà xuân muộn cần tập trung vào các giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 130 ngày, như: BC 15, Thiên ưu 8, VRN20, VNR88, JO2… Thời gian gieo mạ từ ngày 20/1 - 5/2, cấy trước ngày 20/2.

Bà Nguyễn Thị Năm, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) chia sẻ: Vụ đông xuân năm nay, gia đình tôi dự kiến cấy 2.000 m2 lúa. Gia đình tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, cơ cấu giống,quy trình kỹ thuật cán bộ nông nghiệp phường hướng dẫn. Đến thời điểm này, đãcày ải đất và gieo mạchuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Để phòng, chống rét cho mạ, tôi làm đấtkỹ, nhuyễn bùn, lên luống lồi mặt gương, không đọng nước; bón lót phân chuồng hoai mục, gieo đều tay, gieo thưa để mạ phát triển tốt,che nilon phòng, chống rét cho mạ.

Là địa phương có diện tích gieo trồng cây hàng năm tương đối cao của tỉnh, huyện Đà Bắc phấn đấu vụ đông xuân 2020 - 2021 gieo trồng 8.054 ha cây hàng năm, trong đó, diện tích cây lương thực có hạt 4.747 ha, sản lượng 23.818 tấn, gồm: lúa 968 ha, ngô 3.779 ha. Xác định đây là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp cả năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn người dân đảm bảo khung thời vụ; quan tâm cải tạo, tu sửa hệ thống kênh mương thủy lợi, bảo đảm nước tưới tiêu cho sản xuất. Cùng với việc xây dựng các phương án sản xuất cụ thể, huyện chú trọng triển khai giải pháp chuyển dịch cơ cấu giống; chú trọng đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Ðối với những chân ruộng cao, nguồn nước thủy lợi không tới chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. 

 

Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Đà Bắc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

(HBĐT) - Với lợi thế có 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện, những năm qua, huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân, trong đó, tập trung phát triển mạnh ở các xã ven hồ như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong…

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giải quyết tồn tại, vướng mắc; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB)... Đó là những giải pháp cơ bản UBND huyện Kim Bôi triển khai thực hiện nhằm làm tốt công tác đền bù, GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án cần thu hồi đất.

Tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Thời gian qua, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất được các sở, ngành quan tâm, ban hành nhiều hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ hiện chậm được triển khai thực hiện, còn nhiều bất cập.

Toàn tỉnh có 118 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có 118 trang trại (TT) chăn nuôi. Trong đó, có 71 TT nuôi gia cầm, gồm: 59 TT nuôi gia cầm thương phẩm quy mô lớn từ 3.000 - 40.000 con/chuồng/lứa; 7 TT nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 5.000 - 50.000 con; 5 cơ sở nuôi gà giống quy mô từ 10.000 - 170.000 con, cung cấp khoảng 10 triệu con gà giống/năm và 16,8 triệu quả trứng giống/năm.

Dầu lạc Yên Thủy - sản phẩm OCOP 4 sao

(HBĐT) - Sản phẩm dầu lạc của HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy được chiết xuất từ lạc sạch, không dùng chất bảo quản, không pha trộn bất kỳ thành phần nào khác. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, chống ung thư và các bệnh về tim mạch, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Năm 2020, sản phẩm dầu lạc của HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Xây dựng đô thị Lương Sơn “sáng, xanh, sạch”

(HBĐT) - "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện xác định mục tiêu xây dựng huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí cấp thị xã vào năm 2025. Đây là mục tiêu rất cách mạng, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân thị trấn Lương Sơn" - đồng chí Hoàng Việt Hải, Bí thư Đảng ủy thị trấn Lương Sơn cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục