(HBĐT) - Xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển diện tích rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, đem lại nguồn nguyên liệu phấn hoa dồi dào, đa dạng cho việc nuôi ong lấy mật của người dân.


Sản phẩm mật ong của HTX ong mật Lâm Sơn (Lương Sơn) được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Với việc xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020, mật ong và các sản phẩm từ ong của HTX ong mật Lâm Sơn được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Với vị trí giáp Thủ đô Hà Nội, đây là lợi thế giúp sản phẩm mật ong Lâm Sơn dễ tiếp cận nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Mật ong Lâm Sơn có nguồn gốc từ các hộ thành viên HTX ong mật Lâm Sơn, với kinh nghiệm hơn 30 năm nuôi ong. Ban đầu, mật ong được lấy bằng đõ gốc cây của 5 - 10 hộ, mỗi hộ có từ 305 đõ, thu hoạch bằng cách vắt, sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ gia đình và làm quà biếu người thân. Năm 2019, HTX ong mật Lâm Sơn được thành lập nhằm liên kết trong sản xuất, tìm thị trường ổn định tiêu thụ mật ong. Đến nay, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi ong, hộ nuôi nhiều lên tới 200 đàn, nâng tổng số đàn ong của xã có thời điểm lên tới 2.500 đàn, sản lượng từ 13 - 15 tấn mật/năm; chưa kể các sản phẩm khác từ ong như phấn hoa, sữa ong chúa và sáp ong. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, khai thác sản phẩm bằng máy quay ly tâm, lắng lọc hạ thủy phần nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, giữ nguyên màu sắc, mật ong Lâm Sơn trở thành đặc sản nổi tiếng tại địa phương. Với ưu điểm vượt trội về chất lượng cùng giá bán hợp lý, tạo cho mật ong Lâm Sơn có lợi thế cạnh tranh.

Bằng truyền thống, kinh nghiệm dày dặn trong việc nuôi ong của các thành viên, HTX ong mật Lâm Sơn khai thác hiệu quả nguồn lợi từ ong giống, một mặt tiết kiệm được chi phí sản xuất, không cần bỏ vốn đầu tư ong giống, mặt khác nhân giống, bảo tồn loài ong quý lưu truyền lại từ các thế hệ trước. Giống ong thuần chủng đã thích nghi điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương, có khả năng sinh trưởng, miễn dịch tốt, cho chất lượng mật thơm, trong. Bên cạnh đó, hiểu rõ tập tính sinh học của đàn ong, nắm được nguồn phấn hoa mùa nào thức ấy của địa phương di chuyển đàn ong đến các địa điểm kiếm mật (keo rừng, nhãn, vải, táo tự nhiên) để nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong.

Ông Lê Đình Khuê, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết: Cùng với sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, HTX ong mật Lâm Sơn đẩy mạnh kiện toàn bộ máy quản lý, thu hút, mở rộng số lượng thành viên và các hộ dân trên địa bàn liên kết, tham gia vào mô hình nuôi ong lấy mật. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm từ bao bì, nhãn mác, mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm mật ong Lâm Sơn - sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh vươn ra thị trường trong nước và hướng tới thị trường quốc tế.


Hải Linh


Các tin khác


Xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mang bản sắc văn hóa

(HBĐT) - TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, GD&ĐT; đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc. Đặc biệt, theo quy hoạch vùng Thủ đô, TP Hòa Bình được xác định là đô thị cửa ngõ phía Tây của vùng Thủ đô Hà Nội, trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị và hạ tầng cơ sở du lịch khu vực phía Tây Nam, là hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Nam. Đây là cơ hội để Hòa Bình và các tỉnh trong vùng phát triển mạnh, toàn diện, trên cơ sở có sự phân công, hợp tác, chia sẻ chức năng, tăng cường các mối liên kết về hạ tầng KT - XH, kỹ thuật, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong vùng.

Xã Yên Trị: Vững tin trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của dân cư trên địa bàn, năm 2016, xã Yên Trị (Yên Thủy) đạt 19/19 tiêu chí trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Đó là tiền đề và cơ sở vững chắc để những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân Yên Trị tiếp tục nỗ lực phấn đấu, giữ vững các tiêu chí đã đạt được và vững tin trong hành trình xây dựng NTM nâng cao.

Huyện Đà Bắc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

(HBĐT) - Với lợi thế có 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện, những năm qua, huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân, trong đó, tập trung phát triển mạnh ở các xã ven hồ như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong…

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giải quyết tồn tại, vướng mắc; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB)... Đó là những giải pháp cơ bản UBND huyện Kim Bôi triển khai thực hiện nhằm làm tốt công tác đền bù, GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án cần thu hồi đất.

Tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Thời gian qua, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất được các sở, ngành quan tâm, ban hành nhiều hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ hiện chậm được triển khai thực hiện, còn nhiều bất cập.

Toàn tỉnh có 118 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có 118 trang trại (TT) chăn nuôi. Trong đó, có 71 TT nuôi gia cầm, gồm: 59 TT nuôi gia cầm thương phẩm quy mô lớn từ 3.000 - 40.000 con/chuồng/lứa; 7 TT nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 5.000 - 50.000 con; 5 cơ sở nuôi gà giống quy mô từ 10.000 - 170.000 con, cung cấp khoảng 10 triệu con gà giống/năm và 16,8 triệu quả trứng giống/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục