(HBĐT) - Trên lộ trình về đích nông thôn mới (NTM), bên cạnh việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã xây dựng 5 khu vườn mẫu, góp phần nâng tầm NTM, tăng sức sống cho miền quê. Một trong những mô hình vườn mẫu tiêu biểu được nhiều người trong, ngoài vùng đến thăm quan, học hỏi là khu vườn của ông Bùi Đức Dịnh - hộ nông dân xóm Khoang.


Ông Bùi Đức Dịnh, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở xóm Khoang,xã Hưng Thi (Lạc Thủy) với mô hình vườn mẫu.

Theo giới thiệu của đồng chí Lương Văn Đông, Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đến thăm mô hình vườn mẫu của ông Dịnh. Ấn tượng đầu tiên là không gian thoáng đãng, vườn được làm cỏ gọn ghẽ trên diện tích hơn 5.000 m2. Những cây bưởi Diễn thẳng hàng, ngay lối,sai trĩu quả. Đang chính vụ thu hoạch nên bưởi đã chuyển màu vàng rộm, chín đều, đẹp mắt. Ông Dịnh chia sẻ với sự vui mừng: Khu vườn này trước đây là vườn tạp,chỉ trồng mấy chục cây mơ và để thả gà. Từ năm 2013, gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa bỏ diện tích cây trồng không mang lại hiệu quả,thay thế vào đó là bưởi Diễn, nhãn, vải, hồng xiêm... có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, bưởi Diễn được trồng nhiều nhất với hơn 200 gốc, các loại cây ăn quả khác từ 10-50 gốc.

Trong các loại bưởi, duy nhất bưởi Diễn được các những người làm nghề bonsai chọn để ghép cây cảnh Tết nhờ có hình dáng đẹp, màu sắc vàng tươi, thời gian lưu quả trên cây dài. Đây cũng là lý do trong mấy năm gần đây, ông Dịnh thu được lợi nhuận khá từ việc bán quả non. Ông Dịnh cho biết: Bưởi đậu quả rất sai,người làm vườn thường phải tỉa bớt quả giúp cây giữ sức cho vụ sau, vừa làm cho những quả được giữ lại có chất lượng tốt hơn. Với bưởi Diễn, khi quả có đường kích 10 - 11 cm, khách hàng ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam lên thu mua tận vườn. Giá bán quả non từ 9.000 - 10.000 đồng/quả.

Năm nay, cũng như mọi năm, gia đình ông Dịnh chuẩn bị bán bưởi Tết. Vì đây là loại quả được ưa chuộng bày Tết, nên không khí thu mua nhộn nhịp nhất vào thời điểm trước Tết chừng 1 tháng. Khách hàng chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam... đến vườn thu mua theo chuyến với số lượng hàng nghìn quả. Ông Dịnh cho biết thêm: Thị trường và tình hình giá cả bưởi Diễn vẫn ổn định, dao động từ 10.000 -12.000 đồng/quả. Ở các vụ Tết trước, ông bán được 60-80 triệu đồng, nhưng vụ này, với lượng quả để được sai hơn, mẫu mã, chất lượng đồng đều,lợi nhuận sẽ cao hơn. Dự kiến, ông thu được khoảng 100 triệu đồng từ sản lượng bưởi Diễn.

Bên cạnh vườn mẫu, ông Dịnh cùng gia đình quy hoạch lại khu vực chuồng trại chăn nuôi. Cách lựa chọn "trồng cây gì, nuôi con gì" của ông cũng khá khác biệt so với các hộ chăn nuôi khác, đó là nuôi gà trống thiến và lợn nòi. Phương thức chăn nuôi được ông duy trì theo cách dân dã. Với lợn nòi cho ăn nguyên cám ngô, cám gạo và lá rau rừng. Cách nuôi gà trống thiến cũng vậy, nhờ tận dụng các phụ phẩm sau xay xát nên chất lượng đảm bảo, chắc thịt, thơm ngon, bán được giá cao.

Với cách đầu tư chăn nuôi trên, ông Dịnh cũng thường xuất bán chủ yếu vào dịp Tết. Bình quân từ 15-20 con lợn nòi và 50-60 con gà trống thiến/lứa. Cùng với nguồn thu từ vườn mẫu và chăn nuôi gà, lợn thương phẩm, gia đình ông Dịnh đạt thu nhập bình quân trên, dưới 150 triệu đồng/năm. 

 

Bùi Minh

Các tin khác


Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giải quyết tồn tại, vướng mắc; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB)... Đó là những giải pháp cơ bản UBND huyện Kim Bôi triển khai thực hiện nhằm làm tốt công tác đền bù, GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án cần thu hồi đất.

Tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Thời gian qua, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất được các sở, ngành quan tâm, ban hành nhiều hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ hiện chậm được triển khai thực hiện, còn nhiều bất cập.

Toàn tỉnh có 118 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có 118 trang trại (TT) chăn nuôi. Trong đó, có 71 TT nuôi gia cầm, gồm: 59 TT nuôi gia cầm thương phẩm quy mô lớn từ 3.000 - 40.000 con/chuồng/lứa; 7 TT nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 5.000 - 50.000 con; 5 cơ sở nuôi gà giống quy mô từ 10.000 - 170.000 con, cung cấp khoảng 10 triệu con gà giống/năm và 16,8 triệu quả trứng giống/năm.

Dầu lạc Yên Thủy - sản phẩm OCOP 4 sao

(HBĐT) - Sản phẩm dầu lạc của HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy được chiết xuất từ lạc sạch, không dùng chất bảo quản, không pha trộn bất kỳ thành phần nào khác. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, chống ung thư và các bệnh về tim mạch, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Năm 2020, sản phẩm dầu lạc của HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Xây dựng đô thị Lương Sơn “sáng, xanh, sạch”

(HBĐT) - "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện xác định mục tiêu xây dựng huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí cấp thị xã vào năm 2025. Đây là mục tiêu rất cách mạng, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân thị trấn Lương Sơn" - đồng chí Hoàng Việt Hải, Bí thư Đảng ủy thị trấn Lương Sơn cho biết.

Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020

(HBĐT) -Ngày 31/12, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH năm 2020 của tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục