(HBĐT) - Những năm gần đây, vùng nông thôn của tỉnh được "thay da đổi thịt”. Điều kiện sống của người dân từng bước được nâng cao. Các ngành nghề kinh tế nông thôn hoạt động có hiệu quả, nhất là sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn. Có được những kết quả này không thể không nói tới hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư đã tạo "đòn bẩy” thúc đẩy vùng nông thôn phát triển mạnh mẽ.


Hạ tầng giao thông xã Đồng Chum (Đà Bắc) được quan tâm đầu tư, tạo đà thúc đẩy KT-XH của địa phương.

Xã Nhuận Trạch từ lâu đã trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ của huyện Lương Sơn mà của cả tỉnh. Thống kê trong 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn xã đã huy động nguồn lực gần 116 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu. Đưa khách đi trên những tuyến đường rực rỡ sắc hoa, Bí thư Đảng ủy xã Phùng Thanh Sơn phấn khởi cho biết: Nhờ quan tâm của các cấp, các ngành, ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là sự vào cuộc của Nhân dân, lực lượng vũ trang, Nhuận Trạch đã huy động được sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng. Xã bê tông hóa được nhiều tuyến đường liên thôn, nội đồng và hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất. 11/11 thôn xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, đường hoa, cây xanh khu vực trung tâm. Trên địa bàn có trường học khang trang, sân vận động, nhà văn hóa, sân thể thao rộng rãi, phục vụ nhu cầu của người dân. Nhờ vận dụng đúng đắn, sáng tạo sức dân, Nhuận Trạch phấn đấu trở thành xã NTM kiểu mẫu của tỉnh.

Không được thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện KT-XH như Nhuận Trạch, song những năm gần đây, xã đặc biệt khó khăn Đồng Chum (Đà Bắc) đã chuyển mình mạnh mẽ. Với việc linh hoạt trong huy động và lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình 135, xây dựng NTM, nguồn ngân sách tỉnh, huyện và các dự án khác, kết cấu hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng, nhất là đối với hạ tầng giao thông. 5 năm qua, xã mở được trên 19 km đường GTNT, trong đó, gần 4 km được bê tông, trên 6 km nhựa hóa và các tuyến đường vào khu sản xuất, khuyến khích bà con tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Nhân dân đóng góp hàng nghìn công lao động, hiến hàng chục ha đất giúp xã có các công trình phúc lợi. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đổi thay rõ nét.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển KT-XH, đã lãnh đạo, chỉ đạo ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng KT-XH cho vùng nông thôn theo hướng đồng bộ. Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh đạt 3.761,7 tỷ đồng. Trong số này, vốn ngân sách Nhà nước 1.446,6 tỷ đồng (vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp chương trình xây dựng NTM 720,06 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã 726,54 tỷ đồng); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã 735 tỷ đồng; vốn tín dụng 1.164,16 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 122,94 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư gần 293 tỷ đồng. Từ những nguồn lực huy động, các sở, ngành, địa phương đã sử dụng hiệu quả, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng KT-XH.

Bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng NTM và lồng ghép các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 184 công trình đường GTNT; cứng hóa gần 50 km đường; phát quang lề đường, ngõ xóm trên 1.350 km. Đề án cứng hóa đường GTNT đã thực hiện cứng hóa gần 14 km, xây dựng 54 cầu, cống dân sinh thuộc dự án LRAMP. Bên cạnh đó, các địa phương đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 49 công trình thủy lợi nội đồng. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 80/131 xã đạt tiêu chí về giao thông; 123/131 xã đạt tiêu chí thủy lợi. Với kết quả này đã tạo điều kiện giúp người dân khu vực nông thôn đi lại, giao thương hàng hóa, sản xuất thuận lợi, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.

Cùng với đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, năm qua, từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn lồng ghép, các huyện, thành phố đã đầu tư xây dựng 62 công trình trường học; 293 công trình cơ sở vật chất văn hóa; nâng cấp, sửa chữa 9 công trình chợ nông thôn... Hệ thống lưới điện nông thôn cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Toàn tỉnh có 100% xã đạt tiêu chí về điện và thông tin - truyền thông, 69 xã đạt tiêu chí trường học, 75 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 128 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 105 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư.

Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn đã góp phần quan trọng giúp tỉnh có 58 xã về đích NTM, trung bình 1 xã đạt 15,31 tiêu chí; 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 46 khu dân cư kiểu mẫu. Đời sống Nhân dân ngày một nâng cao, đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 34,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%/năm.


Thu Hiền


Các tin khác


Tỉnh ta được giao 19,9 tỷ đồng thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135”

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2260/QĐ-TTg, ngày 30/12/2020 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương (T.Ư) giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2020 của các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương.

Xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mang bản sắc văn hóa

(HBĐT) - TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, GD&ĐT; đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc. Đặc biệt, theo quy hoạch vùng Thủ đô, TP Hòa Bình được xác định là đô thị cửa ngõ phía Tây của vùng Thủ đô Hà Nội, trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị và hạ tầng cơ sở du lịch khu vực phía Tây Nam, là hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Nam. Đây là cơ hội để Hòa Bình và các tỉnh trong vùng phát triển mạnh, toàn diện, trên cơ sở có sự phân công, hợp tác, chia sẻ chức năng, tăng cường các mối liên kết về hạ tầng KT - XH, kỹ thuật, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong vùng.

Xã Yên Trị: Vững tin trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của dân cư trên địa bàn, năm 2016, xã Yên Trị (Yên Thủy) đạt 19/19 tiêu chí trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Đó là tiền đề và cơ sở vững chắc để những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân Yên Trị tiếp tục nỗ lực phấn đấu, giữ vững các tiêu chí đã đạt được và vững tin trong hành trình xây dựng NTM nâng cao.

Huyện Đà Bắc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

(HBĐT) - Với lợi thế có 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện, những năm qua, huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân, trong đó, tập trung phát triển mạnh ở các xã ven hồ như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong…

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giải quyết tồn tại, vướng mắc; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB)... Đó là những giải pháp cơ bản UBND huyện Kim Bôi triển khai thực hiện nhằm làm tốt công tác đền bù, GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án cần thu hồi đất.

Tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Thời gian qua, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất được các sở, ngành quan tâm, ban hành nhiều hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ hiện chậm được triển khai thực hiện, còn nhiều bất cập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục