(HBĐT) - Đó là chủ đề hoạt động ngày Quyền của người tiêu dùng (NTD) Việt Nam năm 2021. Hưởng ứng ngày Quyền của NTD Việt Nam, tỉnh có nhiều hoạt động ý nghĩa để kêu gọi, động viên, khuyến khích các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và NTD tham gia các hoạt động, nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng, phát triển kỹ năng tiêu dùng phù hợp với tình trạng bình thường mới.



Sở Công Thương phối hợp Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tuyên truyền, phát tờ rơi nội dung về quyền của người tiêu dùng tại chợ Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu).

Ngày 23/2/2021, UBND tỉnh có Công văn số 268/UBND-TCTM về việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quyền của NTD Việt Nam năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhằm đảm bảo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả, phòng ngừa tối đa sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, UBND tỉnh quyết định không tổ chức mít tinh ngày 15/3/2021 theo Kế hoạch số 177/KH-UBND, ngày 3/12/2020. Thay vào đó, các đơn vị triển khai một số hoạt động hưởng ứng ngày Quyền của NTD như: Phổ biến trực tuyến các quy định của pháp luật liên quan đến quyền của NTD trên website của Sở Công Thương; tổ chức in, treo băng rôn, khẩu hiệu tại một số cơ quan, tổ chức, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng xăng dầu; tăng thời gian, địa điểm, tuyến đường tuyên truyền, cổ động bằng xe ô tô có loa tại các huyện, thành phố; tổ chức phát tờ rơi tại các địa phương...

Đồng chí Phạm Hữu Chiến, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh cho biết: Bám sát các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai một số hoạt động hưởng ứng ngày Quyền của NTD, Hội phối hợp Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn các văn bản pháp luật về quyền lợi của NTD, trong đó ưu tiên vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu biểu như tại chợ xã Cao Sơn (Đà Bắc), chợ Pà Cò (Mai Châu)… Nội dung tuyên truyền gồm: Chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; quyền lợi, nghĩa vụ của NTD cũng như trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, Hội trực tiếp hướng dẫn NTD cách nhận biết, phát hiện, phân biệt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; khuyến khích người dân lựa chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, cảnh giác khi mua hàng trên mạng xã hội. Đồng thời, phân tích vai trò quan trọng của NTD trong việc phát hiện, tố giác tới cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức kinh doanh, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại địa phương. Ngoài ra, các huyện, thành phố thực hiện treo băng rôn tại các tuyến đường, chợ dân sinh, trung tâm thương mại với những nội dung: Bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội, 1800-6838 - Tổng đài tư vấn, hỗ trợ NTD trên toàn quốc và kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng bền vững, không tiêu dùng hàng hóa có hại cho sức khỏe và môi trường.

Các siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiều chương trình khuyến mại với hàng hóa đa dạng; giảm giá đối với những hóa đơn có giá trị cao, làm thẻ tích điểm cho khách hàng. Đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam kết cung cấp thông tin trung thực, minh bạch về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản sử dụng cho NTD; đảm bảo chất lượng hàng hóa khi đưa ra thị trường; thực hiện nghiêm các cam kết về bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện; thực hiện thu hồi hàng hóa bị lỗi. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; chú trọng xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; thực hiện trách nhiệm xã hội.

Đồng chí Phàng A Chà, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Nhiều tiểu thương vì lợi nhuận trước mắt mà bán hàng kém chất lượng, hàng nhái ngay tại chợ Pà Cò và các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn xã. Đáng lo ngại những mặt hàng giả, hàng nhái chủ yếu là bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia... Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Pà Cò mong muốn các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức nhiều buổi tư vấn, tuyên truyền pháp luật về quyền lợi của NTD; hướng dẫn người dân cách phân biệt hàng giả, hàng nhái; giới thiệu tới NTD vùng khó khăn những sản phẩm uy tín, chất lượng để người dân yên tâm sử dụng. Xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái...


Thu Thủy

Các tin khác


Chương trình OCOP - “làn gió mới” cho sản phẩm địa phương phát triển

(HBĐT) - Sản phẩm OCOP tạo động lực cho các chủ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi liên kết. Đó là cơ hội để các làng nghề, HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát huy, khai thác tiềm năng, tinh hoa của mình. Nhiều sản phẩm sau khi được công nhận và sử dụng nhãn hiệu OCOP tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại.

Bài 2 - Cơ hội vàng, thách thức lớn

Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ những tháng đầu năm

(HBĐT) - Bám sát chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong những tháng đầu năm, NHNN tỉnh đã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại địa phương. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực. Mặt bằng lãi suất huy động, cho vay ổn định, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Cựu chiến binh huyện Cao Phong thi đua làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Với phương châm "xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong đã phát động phong trào thi đua CCB đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực vận động hội viên mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

(HBĐT) - Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.

Dịch vụ “xe ghép” - loại hình kinh doanh ngoài pháp luật, ngân sách thất thu

(HBĐT) - Giá cả hợp lý, đón tại nhà, trả đúng địa điểm là những tiện ích khiến dịch vụ "xe ghép” được nhiều người dân lựa chọn. Vì thế, dù mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh hơn 2 năm, song loại hình dịch vụ này lại phát triển khá mạnh mẽ, với hàng trăm đầu xe hoạt động thường xuyên.

Chương trình OCOP - “làn gió mới” cho sản phẩm địa phương phát triển

(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn độc đáo gắn với bản sắc văn hóa của từng địa phương. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh, ít sản phẩm vươn ra được thị trường lớn trong nước và quốc tế. Để nâng tầm giá trị, tỉnh đã triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với kỳ vọng tạo "cú huých” làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng cuộc sống người dân.

Bài 1 - Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục