(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2016 - 2021, với việc tập trung triển khai hiệu quả 1 trong 3 khâu đột phá là "Vận động, phát huy vai trò của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”, Hội LHPN xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã giúp nhiều hộ hội viên thoát nghèo, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương.


Hội viên phụ nữ xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) trưng bày hàng nông sản do chị em làm ra tại Đại hội Hội LHPN xã nhiệm kỳ 2021-2026.

Hội LHPN xã có trên 1.700 hội viên, sinh hoạt ở 13 chi hội. Để giúp hội viên từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, hàng năm, Hội tổ chức khảo sát đời sống, nhu cầu của hội viên, phụ nữ (HVPN) về phát triển kinh tế gia đình; đánh giá, phân loại hộ hội viên nghèo, tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình sản xuất, kinh doanh (SX-KD) phù hợp điều kiện địa phương và khả năng tham gia của HVPN. Thường xuyên tuyên truyền, vận động HVPN phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, chuyển giao KHKT, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mô hình sản xuất tập thể, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương. Trên cơ sở Đề án 939 của Thủ tướng Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025, đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Hội phối hợp mở 20 lớp tập huấn KHKT, 21 lớp dạy nghề cho trên 630 HVPN; giới thiệu việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cho 150 hội viên; tạo điều kiện, hỗ trợ 5 HVPN khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh...

Hoạt động hỗ trợ HVPN nghèo, hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế được Hội chú trọng. Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH nhằm giúp phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay khởi nghiệp, phát triển kinh tế, đến nay, tổng dư nợ vốn Ngân hàng CSXH do Hội quản lý đạt trên 2 tỷ đồng, cho 148 HVPN vay; toàn xã có 368 hội viên tham gia vào 12 tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng với tổng số tiền trên 184 triệu đồng. Các phong trào: Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tiết kiệm xây mái ấm tình thương, giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ... được duy trì hiệu quả và nhân rộng.

Tổ hợp tác trồng ớt, củ đậu là một trong những mô hình sản xuất tập thể tiêu biểu, hoạt động hiệu quả được Hội LHPN xã Tân Mỹ hỗ trợ thành lập trong nhiệm kỳ. Mô hình được kết nối và bao tiêu toàn bộ sản phẩm khi thu hoạch. Chị Bùi Thị Huyền, tổ trưởng tổ hợp tác cho biết: Hiện, tổ hợp tác hoạt động với 35 thành viên đều là HVPN. Được tham gia các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT, chị em có thêm kinh nghiệm, kiến thức sản xuất, sản phẩm được trồng theo phương pháp hữu cơ, hoàn toàn sạch nên tiêu thụ ổn định. Nhờ vậy, mỗi tháng chị em có thêm nguồn thu nhập từ 2 - trên 3 triệu đồng/người.

Đồng chí Bùi Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: 5 năm qua, từ các hoạt động đồng hành cùng phụ nữ trong phát triển kinh tế, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được thực hiện hiệu quả, đến nay, toàn xã đã có 30 mô hình phụ nữ phát triển kinh tế có thu nhập khá, từ 50 - 300 triệu đồng/năm. Qua đó, Hội góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2020 đạt 40 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, từ 19% (năm 2016) đến nay còn 7,4%. Tỷ lệ thu hút hội viên vào Hội tăng so với nhiệm kỳ trước. Trong 5 năm, Hội kết nạp mới 130 hội viên, nâng tổng số hội viên lên trên 1.700 người, đạt 84,7%.

Trong nhiệm kỳ mới, mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động Hội, thu hút hội viên, hạn chế phụ nữ phải đi làm xa, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tạo môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em... tiếp tục là mục tiêu hàng đầu đối với hoạt động của Hội LHPN xã Tân Mỹ.


Thu Hằng


Các tin khác


Tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2017–2020

(HBĐT) - Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt; 15/20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Nhất là đối với các CCN, nhiều nơi vị trí quy hoạch không phù hợp, diện tích, quy mô quá nhỏ, chỉ trên dưới 10 ha. Vì vậy có ý kiến cho rằng, tiềm năng của tỉnh rất lớn nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp (K-CCN) có nơi chưa tính toán bài toán kinh tế nên rất khó để đảm bảo phát triển nhanh - xanh - bền vững.

Bài 2 - Phát triển công nghiệp xanh, sạch, có lợi thế

Huyện Tân Lạc: Gỡ vướng mặt bằng các dự án đầu tư khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Một phần xã Suối Hoa (Tân Lạc) nằm trong vùng lõi quy hoạch khu khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, có chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu khảo sát đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đang tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án đã cam kết đầu tư - đồng chí Bùi Tiến Lâm, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện cho biết.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất hành lang an toàn đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình

(HBĐT) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

(HBĐT) - Những năm gần đây, công nghiệp của tỉnh có sự bứt phá, quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) bình quân đạt 16,4%. Số dự án đăng ký vào lĩnh vực này tăng đều qua các năm. Qua đó góp phần quan trọng tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Tuy nhiên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá, công nghiệp của tỉnh phát triển chưa mạnh, chưa có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Do vậy, phát triển công nghiệp (PTCN) thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để công nghiệp của tỉnh phát triển xứng tầm.

Bài 1 - Thiếu ngành công nghiệp chủ lực đóng vai trò dẫn dắt

Yên Thủy huy động nguồn lực xây dựng huyện nông thôn mới

(HBĐT) - Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần tạo diện mạo mới, sức sống mới cho vùng đất "chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng” Yên Thủy. Các công trình quy mô được đầu tư xây dựng khang trang, những khu dân cư (KDC) yên bình, nhiều mô hình kinh tế cho doanh thu hàng tỷ đồng... Đó là nền tảng vững chắc, là động lực để Yên Thủy xây dựng huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục