(HBĐT) - Sáng 23/4, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với UBND huyện Yên Thủy bàn giải pháp về thu ngân sách, phát triển CN-TTCN và một số nhiệm vụ khác. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.


Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thủy, những năm qua, hoạt động sản xuất các ngành CN-TTCN của huyện có sự phát triển, nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm còn thấp, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6%/năm. Quý I/2021, giá trị ngành công nghiệp của huyện đạt 317,02 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đến nay, toàn huyện có 15 doanh nghiệp, 3 HTX và 560 cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CN-TTCN, tăng 4 doanh nghiệp, 30 cơ sở so với năm 2015. Trong đó, công nghiệp khai thác mỏ 1 doanh nghiệp; chế biến 12 doanh nghiệp; phân phối điện, nước 5 doanh nghiệp, HTX.

Tính đến ngày 19/4, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện là 31.616 triệu đồng, đạt 24% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 18,8% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện. Trong đó, thu tài trợ 300 triệu đồng; tổng thu cân đối NSNN 31.316 triệu đồng, đạt 23,7% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 18,6% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện (tăng 186% so với cùng kỳ), gồm: Thu từ thuế, phí và thu khác 16.253 triệu đồng, thu tiền sử dụng đất 15.063 triệu đồng.

 Tại buổi làm việc, huyện Yên Thủy nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong thu tiền sử dụng đất; công tác thực hiện bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Hoạt động công nghiệp cá thể nhỏ lẻ chưa tạo được sự chuyển biến đối với tốc độ tăng trưởng ngành. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn hạn chế, việc thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư tại những vị trí đã được quy hoạch còn chậm; hạ tầng lưới điện chưa đồng đều; hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển chậm…

Từ thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ, UBND huyện Yên Thủy đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành hỗ trợ huyện thu hút đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) Lạc Thịnh; điều chỉnh ra khỏi quy hoạch những cụm công nghiệp không có tính khả thi như cụm công nghiệp thị trấn Hàng Trạm. Điều chỉnh mở rộng quy hoạch KCN Lạc Thịnh từ 220 ha lên khoảng 830 ha đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bổ sung quy hoạch KCN Bảo Hiệu với diện tích khoảng 550 ha; sớm bố trí kinh phí thực hiện dự án "Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh”...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả huyện Yên Thủy đạt được trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH, một số chỉ tiêu của huyện cao hơn trung bình của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, giao thông...

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, thời gian tới, huyện Yên Thủy cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các sở, ngành làm tốt công tác quy hoạch. Trong đó, quan tâm quy hoạch một số tuyến giao thông trọng điểm, tạo động lực để phát triển.Đối với tuyến đường phía Đông của huyện phải quy hoạch để phát huy lợi thế về đất đai 2 bên đường, gồm cảnh quan, trường học… để phấn đấu trở thành đô thị hiện đại trong tương lai. Huyện cần có chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào KCN, tạo đòn bẩy phát triển dịch vụ. Đặc biệt, huyện phải hạn chế phát triển các dự án công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường. UBND huyện hoàn thành việc đấu giá quyền sử dụng đất khu Đồng Băng, thị trấn Hàng Trạm trong quý III.

Những đề xuất, kiến nghị của huyện, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành nghiên cứu, đánh giá thực tế giúp Yên Thủy tháo gỡ khó khăn. 

 

Thu Thủy


Các tin khác


Hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Ngày 22/4, trong khuôn khổ dự án "Liên minh bình đẳng vì sinh kế của người dân tộc thiểu số", Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh phối hợp Tổ chức AOP (tổ chức phi chính phủ của Úc) tổ chức hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tham dự có đại diện các sở, ngành, huyện, thành phố và một số xã liên quan.

Tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2017–2020

(HBĐT) - Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt; 15/20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Nhất là đối với các CCN, nhiều nơi vị trí quy hoạch không phù hợp, diện tích, quy mô quá nhỏ, chỉ trên dưới 10 ha. Vì vậy có ý kiến cho rằng, tiềm năng của tỉnh rất lớn nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp (K-CCN) có nơi chưa tính toán bài toán kinh tế nên rất khó để đảm bảo phát triển nhanh - xanh - bền vững.

Bài 2 - Phát triển công nghiệp xanh, sạch, có lợi thế

Huyện Tân Lạc: Gỡ vướng mặt bằng các dự án đầu tư khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Một phần xã Suối Hoa (Tân Lạc) nằm trong vùng lõi quy hoạch khu khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, có chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu khảo sát đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đang tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án đã cam kết đầu tư - đồng chí Bùi Tiến Lâm, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện cho biết.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất hành lang an toàn đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình

(HBĐT) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

(HBĐT) - Những năm gần đây, công nghiệp của tỉnh có sự bứt phá, quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) bình quân đạt 16,4%. Số dự án đăng ký vào lĩnh vực này tăng đều qua các năm. Qua đó góp phần quan trọng tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Tuy nhiên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá, công nghiệp của tỉnh phát triển chưa mạnh, chưa có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Do vậy, phát triển công nghiệp (PTCN) thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để công nghiệp của tỉnh phát triển xứng tầm.

Bài 1 - Thiếu ngành công nghiệp chủ lực đóng vai trò dẫn dắt

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục