(HBĐT) - Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021 bám sát mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự toán giai đoạn 2021-2025, kế hoạch tài chính 3 năm 2021-2023 và kế hoạch tài chính Nhà nước 5 năm địa phương, giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.


Tỉnh bảo đảm hoạt động chi thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Ảnh: Thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) phục vụ tốt nhu cầu tổ chức, cá nhân đến giao dịch tại bộ phận một cửa.

Năm 2020, trước khả năng hụt thu, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 1711/UBND-TCTM, ngày 7/10/2020 về giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính ngân sách cuối năm. Theo đó, đã giải ngân một phần vốn đầu tư với tổng kinh phí 114,3 tỷ đồng. Việc cắt giảm tập trung vào các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, cấp bách, dừng thanh toán đối với các công trình, dự án chưa có khối lượng. Các chế độ, chính sách được bảo đảm đầy đủ nguồn để thực hiện đúng dự toán giao. Chi ngân sách địa phương năm 2020 thực hiện 14.302,8 tỷ đồng, bằng 114% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 10% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh. Số thực hiện tăng so với dự toán là do trong năm ngân sách, T.Ư bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách tăng thêm, chi chuyển nguồn từ năm 2019 sang thực hiện và quyết toán năm 2020, chi từ nguồn kết dư ngân sách các cấp. Các nguồn kinh phí ngân sách T.Ư bổ sung được phân bổ kịp thời, bảo đảm tiến độ thanh toán cho các đối tượng và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết.

Công tác điều hành chi ngân sách được triển khai tích cực, chủ động, theo đúng Luật NSNN, bảo đảm nguồn đáp ứng cho các nhiệm vụ chi về bảo đảm QP-AN; sự nghiệp GD-ĐT, y tế, văn hóa; bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đặc biệt là bảo đảm nguồn kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, chế độ, chính sách cho con người… Công tác phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển bảo đảm đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các hướng dẫn.

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2021 thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thu, chi và quản lý thu chi ngân sách, trên cơ sở định mức chi thường xuyên, phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, tỷ lệ % điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; cân đối, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách do T.Ư và địa phương đã ban hành; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm chi cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đến hết quý I, chi ngân sách địa phương (NSĐP) thực hiện 3.371,7 tỷ đồng, bằng 28% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 27% chỉ tiêu HĐND tỉnh, giảm 3% so với thực hiện cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển thực hiện 634,5 tỷ đồng, bằng 25% so với NQ HĐND tỉnh, giảm 10% so với thực hiện cùng kỳ; chi thường xuyên thực hiện 2.181,8 tỷ đồng, bằng 27% so với NQ HĐND tỉnh, bằng 101% so với thực hiện cùng kỳ; chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 545,1 tỷ đồng, bằng 21% so với NQ HĐND tỉnh, bằng 91% so với thực hiện cùng kỳ.

UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý ngân sách rà soát, xây dựng kịch bản điều hành nhiệm vụ chi bảo đảm khả năng cân đối ngân sách, quản lý chặt chẽ, hiệu quả chi NSĐP, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường thu NSNN, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, bố trí nguồn lực chi đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của tỉnh như xây dựng cầu Hòa Bình 2, đường Chi Lăng kéo dài nối với quốc lộ 6, thực hiện đề án đầu tư, hỗ trợ các thôn, bản khó khăn…

Trong những tháng đầu năm 2021, ngân sách các cấp đã kịp thời phân bổ kinh phí đến từng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư… bảo đảm nguồn lực để thanh toán cho các nhiệm vụ chi đã được bố trí trong dự toán theo tiến độ. Theo đó, đã chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh xã hội; tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3 - 5 tuổi; cấp hơn 1.000 tấn gạo hỗ trợ hơn 18.000 hộ nghèo đón Tết Nguyên đán Tân Sửu; bố trí khoảng 10 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh; bố trí 26,2 tỷ đồng phục vụ công tác bầu cử… Sở Tài chính phối hợp nắm bắt tiến độ, dự báo khả năng thu NSNN, từ đó tham mưu giúp UBND tỉnh các phương án điều hành nhiệm vụ chi linh hoạt, uyển chuyển, đáp ứng nguồn lực để các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng vẫn phải bảo đảm cân đối của NSĐP.


Lê Chung


Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách: Giám sát công tác đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp

(HBĐT) - Ngày 22/4, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Đức Chính, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã giám sát công tác đầu tư phát triển hạ tầng và hoạt động của các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương, Sở KH&ĐT, Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh.

Hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Ngày 22/4, trong khuôn khổ dự án "Liên minh bình đẳng vì sinh kế của người dân tộc thiểu số", Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh phối hợp Tổ chức AOP (tổ chức phi chính phủ của Úc) tổ chức hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tham dự có đại diện các sở, ngành, huyện, thành phố và một số xã liên quan.

Tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2017–2020

(HBĐT) - Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt; 15/20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Nhất là đối với các CCN, nhiều nơi vị trí quy hoạch không phù hợp, diện tích, quy mô quá nhỏ, chỉ trên dưới 10 ha. Vì vậy có ý kiến cho rằng, tiềm năng của tỉnh rất lớn nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp (K-CCN) có nơi chưa tính toán bài toán kinh tế nên rất khó để đảm bảo phát triển nhanh - xanh - bền vững.

Bài 2 - Phát triển công nghiệp xanh, sạch, có lợi thế

Huyện Tân Lạc: Gỡ vướng mặt bằng các dự án đầu tư khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Một phần xã Suối Hoa (Tân Lạc) nằm trong vùng lõi quy hoạch khu khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, có chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu khảo sát đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đang tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án đã cam kết đầu tư - đồng chí Bùi Tiến Lâm, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện cho biết.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất hành lang an toàn đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình

(HBĐT) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục