(HBĐT) - Nhằm hướng đến mục tiêu khai thác thị trường nông thôn, từ cuối tháng 11/2019, LienVietPostBank Lạc Sơn được thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi để người dân nông thôn tiếp cận nguồn vốn vay, hoạt động của LienVietPostBank góp phần xóa bỏ "tín dụng đen” ở địa bàn nông thôn.


Từ vốn vay ngân hàng, gia đình ông Tạ Minh Tám, xóm Ngã Ba, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) đầu tư mở rộng kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Tạ Minh Tám ở xóm Ngã Ba, xã Xuất Hóa tiếp cận gói tín dụng của LienVietPostBank chi nhánh Hoà Bình từ năm 2017, với số vốn 500 triệu đồng đầu tư kinh doanh hàng tạp hoá. Từ tháng 5/2020, gia đình ông chuyển sang vay gói tiêu dùng của LienVietPostBank Lạc Sơn với dư nợ 1.070 triệu đồng mở rộng kinh doanh, đầu tư 2 xe tải nhỏ chuyên chở các mặt hàng tiêu dùng đổ cho các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn toàn huyện. Hiện, gia đình ông tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 2 lao động. Hàng tháng trả lãi vay đúng hạn. Ông Tám cho biết: "Cán bộ tín dụng của LienVietPostBank có thái độ, tinh thần phục vụ tốt, thân thiện, tư vấn nhiệt tình, thủ tục cho vay nhanh chóng, thuận tiện”. Đây chỉ là một trong hàng trăm khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

Là ngân hàng xuất hiện sau, nên LienVietPostBank Lạc Sơn tăng cường tuyên truyền qua các kênh như loa đài, phát tờ rơi, tư vấn, liên kết đưa các sản phẩm dịch vụ phù hợp để phục vụ khách hàng địa bàn nông thôn. Đến nay, LienVietPostBank Lạc Sơn thực hiện 7 gói sản phẩm cho vay, tổng dư nợ 104 tỷ đồng với 1.317 khách hàng vay vốn. Nợ quá hạn chiếm 1,01%. LienVietPostBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân (HND) huyện cung cấp tín dụng cho hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo đó, HND huyện thành lập 20 tổ liên kết vay vốn của HND ở 6 xã: Yên Phú, Xuất Hóa, Vũ Bình, Yên Nghiệp, Bình Hẻm, Mỹ Thành và thị trấn Vụ Bản. Đã có 217 khách hàng vay vốn qua tổ liên kết với dư nợ 8,2 tỷ đồng. Qua đánh giá, hội viên nông dân được hưởng lợi từ gói vay của LienVietPostBank, phát huy tốt đồng vốn.

LienVietPostBank Lạc Sơn xác định bám sát điều kiện phát triển KT-XH huyện để xây dựng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng phù hợp. Hiện, có 3 sản phẩm cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng dư nợ của LienViet PostBank. Trong đó, sản phẩm cho vay thông qua lương hưu trí đang là thế mạnh với 368 khách hàng vay vốn, dư nợ 28 tỷ đồng, mức vay cao nhất 300 triệu đồng/ món vay; sản phẩm cho vay sản xuất, kinh doanh và nông nghiệp nông thôn với 110 khách hàng vay vốn, dư nợ 26 tỷ đồng, mức vay cao nhất 2,8 tỷ đồng/món vay; sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo với 90 khách hàng vay vốn, dư nợ 22 tỷ đồng, mức vay cao nhất trên 1 tỷ đồng/món. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ tín dụng của LienViet PostBank "tới từng nhà, gặp từng người” đánh giá toàn diện nhu cầu của người vay vốn, mục đích sử dụng vốn, tính khả thi trong đầu tư để đưa gói tín dụng phù   hợp tới với các hộ vay. Nhờ vậy, đến nay hầu hết các hộ được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, phát huy tốt hiệu quả vốn vay. 

Ông Bùi Giang Nam, Giám đốc LienVietPostBank Lạc Sơn chia sẻ: Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Mục tiêu của LienVietPostBank là tăng cơ hội cho người dân vùng nông thôn tiếp cận các giải pháp tài chính phù hợp. Quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân đều do cán bộ tín dụng của ngân hàng thực hiện; từ đó không chỉ đưa vốn về đúng đối tượng, mà còn giúp phối kiểm vốn vay được sử dụng đúng mục đích hay không, tư vấn kế hoạch trả nợ; đồng thời phát huy được mục tiêu trợ lực cho khách hàng phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, LienVietPostBank Lạc Sơn tiếp tục cung cấp vốn cho các mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh. Đi cùng với vốn vay là các giải pháp quản lý tài chính, các tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại của LienVietPostBank cũng được cung cấp đến khách hàng.

    Đinh Thắng

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục