Thị trường chứng khoán thăng hoa, nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào chơi chứng khoán. Điều đó đã giúp cho nhiều công ty chứng khoán gặt hái kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 1/2021.


Nhiều công ty chứng khoán lãi đậm nhờ thị trường thăng hoa. Ảnh: Dũng Khưu

"Ông lớn" công ty chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý 1/2021 với doanh thu đạt hơn 1.500 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 528,2 tỉ đồng – tăng gấp 34 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, dư nợ cho vay margin của SSI ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với mức bình quân trong quý 1/2021 đạt hơn 10.000 tỉ đồng, tăng 68% so với bình quân quý 4/2020 và tăng 110% so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ đó, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán của SSI đạt 696 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 318,6 tỉ đồng, tăng trưởng 276% so với quý 1/2020.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng ước tính quý 1 đạt khoảng 40% so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 1.100 tỉ đồng cả năm, điều này tương đương mức lãi trước thuế sẽ đạt 440 tỉ đồng, gấp 6 lần so với quý 1/2020.

Báo cáo tài chính quý 1/2021 của Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng 61%, đạt hơn 1.000 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới đạt mức tăng cao nhất, gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước; lãi từ hoạt động cho vay và phải thu cũng gấp 1,8 lần,...

Nhiều công ty chứng khoán khác dù chưa công bố báo cáo tài chính quý 1/2021 nhưng cũng đã hé lộ những con số tích cực về kết quả kinh doanh. Tại Đại hội cổ đông năm 2021, Công ty Chứng khoán Rồng Việt chia sẻ lợi nhuận trước thuế tạm ước quý 1 đạt khoảng 123 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ.

Với những dự báo tích cực về triển vọng thị trường, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch kinh doanh ở mức tăng trưởng rất cao so với năm 2020. Trong đó, không ít công ty kỳ vọng mức lãi lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Ấn tượng nhất thời gian qua chính là hoạt động cho vay margin của các công ty chứng khoán. Theo báo cáo mới nhất, tính đến 31.3, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán đạt hơn 110.000 tỉ đồng. Đây được xem là mức kỷ lục cho vay margin của chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh thanh khoản mỗi phiên được tính theo giá trị tỷ đô. Nguồn tài trợ cho vay của các công ty chứng khoán ngoài vốn chủ sở hữu phần còn lại đến chủ yếu từ nguồn vốn vay bao gồm vay các ngân hàng, phát hành trái phiếu ngắn và dài hạn. Xét về quy mô vay nợ ngân hàng, dẫn đầu đang là SSI với tổng dư nợ là hơn 24 nghìn tỉ đồng. Tếp theo là VnDirect với dự nợ hơn 11.500 tỉ đồng, HSC với dư nợ 8.447 tỉ đồng....

Không dừng lại ở đó, các Công ty chứng khoán vẫn đang đẩy mạnh phương án phát hành cổ phiếu để gia tăng khả năng cho vay, đón đầu xu hướng bùng nổ thanh khoản thị trường trong thời gian tới. Đơn cử như tại Đại hội cổ đông vừa qua, Công ty chứng khoán VnDirect đã thông qua việc phát hành hơn 220 triệu cổ phiếu tăng vốn cho cổ đông hiện hữu. Mục đích của đợt chào bán này là tăng quy mô vốn hoạt động của công ty, mở rộng năng lực cho vay ký quỹ, năng lực kinh doanh nguồn trên thị trường vốn, năng lực bảo lãnh phát hành trái phiếu, năng lực phát hành và phân phối chứng quyền có đảm bảo.

Công ty Chứng khoán HSC cũng vừa hoàn tất lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành 152,52 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mục đích sẽ bổ sung cho hoạt động giao dịch ký quỹ và bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh. Bên cạnh đó là hàng loạt các Công ty chứng khoán nhỏ đã và đang có kế hoạch nâng vốn lên 1.000 tỉ đồng như trường hợp Pinetree, Đại Nam (DNSE), Đà Nẵng (DNSC), Everes (EVS), An Bình (ABS)…để tăng cường năng lực tài chính, đáp ứng dịch vụ cho giới đầu tư.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

(HBĐT) - Trong 2 ngày 22 - 23/4, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty TNHH Tư vấn tài chính và kế toán FAC tổ chức Khóa đào tạo cập nhật luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chủ động tạo nguồn thu ngân sách nhà nước

(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, thu NSNN trên địa bàn có mức tăng bình quân đạt 10,2%/năm (trung bình của cả nước là 8%). Tính chung cả giai đoạn, thu NSNN đạt 17.340 tỷ đồng, bằng 1,66 lần so với thực hiện của giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2020, thu NSNN trên địa bàn đạt 4.116 tỷ đồng, bằng 93% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 82% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Ban Kinh tế - Ngân sách: Giám sát công tác đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp

(HBĐT) - Ngày 22/4, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Đức Chính, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã giám sát công tác đầu tư phát triển hạ tầng và hoạt động của các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương, Sở KH&ĐT, Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh.

Hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Ngày 22/4, trong khuôn khổ dự án "Liên minh bình đẳng vì sinh kế của người dân tộc thiểu số", Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh phối hợp Tổ chức AOP (tổ chức phi chính phủ của Úc) tổ chức hội thảo Hợp tác phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình gắn với du lịch cộng đồng và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tham dự có đại diện các sở, ngành, huyện, thành phố và một số xã liên quan.

Tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2017–2020

(HBĐT) - Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt; 15/20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Nhất là đối với các CCN, nhiều nơi vị trí quy hoạch không phù hợp, diện tích, quy mô quá nhỏ, chỉ trên dưới 10 ha. Vì vậy có ý kiến cho rằng, tiềm năng của tỉnh rất lớn nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp (K-CCN) có nơi chưa tính toán bài toán kinh tế nên rất khó để đảm bảo phát triển nhanh - xanh - bền vững.

Bài 2 - Phát triển công nghiệp xanh, sạch, có lợi thế

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục