(HBĐT) - Thời gian qua, địa bàn huyện Lương Sơn là một trong những điểm nóng về sốt đất. Nguyên nhân do huyện được đánh giá có hệ sinh thái tự nhiên phù hợp xu thế nghỉ dưỡng, homestay, thích hợp cho cuộc sống xanh mà vẫn gần Hà Nội nên được nhà đầu tư quan tâm.


Thị trường bất động sản huyện Lương Sơn có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh chụp tại Phố chợ Lương Sơn.

"Quay cuồng" sốt đất

Trong mấy tháng qua, đặc biệt là trước và sau Tết Nguyên đán năm 2021, trên địa bàn huyện đi đến đâu cũng đều nghe nói về đất. Tất cả các loại đất: Đất thổ cư, đất rừng, đất nông nghiệp, trang trại, homestay... được các môi giới diễn thuyết, giới thiệu nhiệt tình. 

Giá đất tăng cao xuất hiện khá nhiều trung tâm môi giới trên địa bàn. Người dân cũng tranh thủ và đua nhau làm "cò đất", nhất là cánh xe ôm. Một ông làm nghề xe ôm tại huyện cho hay, thời gian này không chạy xe đưa đón khách mà chỉ chờ khách có nhu cầu mua đất thì "tư vấn", dẫn họ đến những mảnh đất người dân muốn bán cũng có thể kiếm trên dưới 500.000 đồng/ngày.

Lý giải về tình trạng sốt đất thời gian qua trên địa bàn, đồng chí Quách Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Thanh Cao cho biết: Từ gần 1 năm nay, giá đất tại huyện có sự biến động, nhất là các xã: Thanh Cao, Cư Yên, Nhuận Trạch, Tân Vinh đất "nóng" lên từng ngày. 

Còn theo các môi giới, trước thông tin về những dự án lớn đã, đang được phê duyệt như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án về bất động sản (BĐS) ở các xã: Nhuận Trạch, Tân Vinh, Cư Yên... khiến giá đất tại đây tăng gấp 2 - 3 lần.

Lý giải về tình trạng sốt đất thời gian qua trên địa bàn, đồng chí Quách Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Thanh Cao cho biết: Từ gần 1 năm nay, giá đất tại huyện có sự biến động, nhất là các xã: Thanh Cao, Cư Yên, Nhuận Trạch, Tân Vinh đất "nóng" lên từng ngày. 

Còn theo các môi giới, trước thông tin về những dự án   lớn đã, đang được phê duyệt như: Khu công nghiệp, cụm  công nghiệp, các dự án về bất động sản (BĐS) ở các xã: Nhuận Trạch, Tân Vinh, Cư Yên... khiến giá đất tại đây tăng gấp 2 - 3 lần.

Nhà đầu tư đa phần ngoài tỉnh

Qua tìm hiểu, hầu hết các khu vực đất được giao bán chủ sở hữu là những người ở nơi khác. Người tìm mua đất cũng rất ít là người dân trong tỉnh, đa phần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tìm hướng đầu tư. 

Anh Vũ Khắc Sơn (Hà Nội) cho biết: Trước Tết, tôi được bạn bè giới thiệu   đầu tư đất trang trại tại địa bàn huyện Lương Sơn, vì nghe nói huyện sắp có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư các dự án tại đây. Nhiều người cũng đồn thổi giá đất sẽ tăng mạnh. Vì vậy, ngay sau Tết Nguyên đán năm 2021, tôi cùng một vài người bạn về Lương Sơn tìm hiểu để đầu tư. 

Tại thời điểm đó, nghe nói đất khu vực gần trung tâm huyện đã tăng gấp đôi, gấp ba so với vài tháng trước, nhận thấy có rủi ro nên anh Sơn bỏ cuộc. Mặc dù vậy, một số bạn anh đã đầu    tư vài tỷ đồng mua 1 - 2 trang trại rộng khoảng 2 ha, đều là đất rừng mong thời gian tới thị trường bất động sản tăng giá mạnh sẽ bán. 

Trên phương diện nhà đầu tư, theo anh Vũ Khắc Sơn lý giải, nguyên nhân khiến BĐS xảy ra sốt ngay cả khi nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 là do lượng tiền trên thị trường dồi dào, trong khi sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, bên cạnh đó, lãi suất tiết kiệm giảm khiến nhiều người đầu tư vào đất như một kênh đầu tư an toàn. 

Dấu hiệu hạ nhiệt

Sau một thời gian thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khiến giá đất trên địa bàn Lương Sơn lên cơn sốt từng ngày. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền cũng như tình trạng chung trên cả nước, thị trường BĐS trên địa bàn huyện có dấu hiệu hạ nhiệt khá rõ rệt. 

Theo đồng chí Quách Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Thanh Cao, đối với các giao dịch về BĐS trên địa bàn làm đúng quy định về quản lý đất đai. Việc chuyển nhượng người dân có thể viết giấy cho nhau, nhưng chính quyền kiên quyết nói không với việc chuyển nhượng không đúng quy định. 

Thực tế, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Lương Sơn những ngày qua không có nhiều giao dịch về BĐS được thực hiện. Đồng chí Trần Quốc Hưng, chuyên viên về lĩnh vực tài nguyên - môi trường cho biết: Trước và sau Tết Nguyên đán vừa rồi mỗi ngày có khoảng 25 - 30 trường hợp đến giao dịch chuyển nhượng về BĐS, nhưng gần 1 tháng qua đã có dấu hiệu giảm sút. Hiện, mỗi ngày khoảng 15 - 20 trường hợp chuyển nhượng, thậm chí có ngày rất ít người đến thực hiện việc chuyển nhượng đất đai. 
Việc thị trường BĐS huyện Lương Sơn có dấu hiệu hạ nhiệt một phần cũng nằm trong tình hình chung của cả nước. Mặc dù vậy, theo anh Vũ Khắc Sơn, thị trường BĐS huyện Lương Sơn nhìn tổng thể mang tính rủi ro cao bởi liên quan đến công tác quy hoạch, cũng như không loại trừ chiêu trò "thổi giá” để thoát hàng của những chủ đất đã mua được nhiều đất đai giá rẻ từ nhiều năm nay. 

Ngoài ra, tình trạng rao bán rầm rộ với rất nhiều loại đất, dự án làm thị trường nhiễu loạn về giá bán, khiến nhà đầu tư hoang mang cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường BĐS khu vực Lương Sơn không có cầu vào nhiều, dẫn đến dần hạ nhiệt.

Hồng Trung


Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục