(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Sơn, đến hết tháng 3, dư nợ ủy thác qua Hội, đoàn thể nhận ủy thác trên địa bàn huyện trên 444,6 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân hơn 116 tỷ đồng (chiếm 26,1%); Hội Phụ nữ hơn 122,4 tỷ đồng (chiếm 27,5%); Hội Cựu chiến binh 100,7 tỷ đồng (chiếm 22,7%); Đoàn Thanh niên 105,3 tỷ đồng (chiếm 23,7%).


Đến ngày 31/3/2021, nợ quá hạn ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 151 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng dư nợ ủy thác, giảm 1 triệu đồng so với đầu năm. Lãi tồn đọng là 252 triệu đồng, giảm 71 triệu đồng so với đầu năm. Toàn huyện có 468 tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó có 429 tổ xếp loại tốt, chiếm 91,67%; 37 tổ xếp loại khá, chiếm 7,91%; 2 tổ xếp loại trung bình, chiếm 0,43%. 

Theo đánh giá của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, nợ quá hạn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, một số món nợ quá hạn đã ở trạng thái nợ có khả năng mất vốn nhưng không có biện pháp thu hồi, không có cơ chế xử lý nợ rủi ro. Một số xã, thị trấn có nợ quá hạn cao, thời gian dài  như các xã: Ân Nghĩa, Tuân Đạo, Định Cư, thị trấn Vụ Bản. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường phối hợp với các xã, thị trấn triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên toàn huyện, giữ vững và ổn định nợ quá hạn so với đầu năm.


Viết Đào

Các tin khác


Sản xuất 11,4 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021 và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh", thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định, tập trung trồng rừng vụ xuân và cả năm 2021 theo kế hoạch. Toàn tỉnh đã sản xuất được 11,4 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm nay.

Huyện Lương Sơn: Siết chặt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là vùng động lực kinh tế năng động và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Việc phát triển nhanh đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn.

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp trở thành tàu kéo phát triển kinh tế

(HBĐT) - Năm 2020 và 3 tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát tác động tiêu cực đến các mặt đời sống xã hội, trong đó, sản xuất công nghiệp (SXCN) chịu ảnh hưởng không nhỏ. Song, dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc có trách nhiệm của các sở, ngành chức năng và sự năng động, linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp các cơ sở SX-KD vừa phục hồi, phát triển sản xuất, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới.

Xứng tầm cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn tập trung mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, khẳng định huyện là hạt nhân vùng kinh tế động lực của tỉnh. Từ các nguồn lực đầu tư, hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, diện mạo đô thị, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống của người dân Lương Sơn thay đổi từng ngày.

Điểm sáng đổi mới chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được tỉnh xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết những "điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng (GPMB), hấp thụ các dự án có tiềm lực triển khai, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Thời gian qua ghi nhận sự đổi mới, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện chủ trương, định hướng xuyên suốt này.

Tạo bước chuyển trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Theo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức mới đây, tỉnh Hoà Bình có điểm tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2019. Đây cũng là thành tích cao nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2016, 2017 xếp ở vị trí 52; năm 2018, 2019 xếp ở vị trí 48). Đây là ghi nhận nỗ lực, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục