(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Ngân hàng (6/5/1951 - 6/5/2021), phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Xưởng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh xung quanh những kết quả quan trọng ngành Ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua, cũng như những định hướng trong giai đoạn tới.

 


Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh và ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn trao đổi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

P.V: Xin đồng chí khái quát những kết quả chủ yếu ngành Ngân hàng đã đạt được đóng góp vào thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt là các thành tích nổi bật trong 5 năm gần đây của ngành?

Đồng chí Bùi Văn Xưởng: Chặng đường 70 năm qua, ngành Ngân hàng Việt Nam đã dày công xây dựng và từng bước phát triển các hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tạo dựng nền tảng vững chắc, toàn diện cho sự phát triển nhanh, bền vững ở những giai đoạn tiếp theo.

Trải qua quá trình xây dựng, phát triển, mạng lưới hoạt động các ngân hàng, tổ chức tín dụng (NH, TCTD) trên địa bàn được phát triển, mở rộng, hiện nay, trên địa bàn có 8 chi nhánh ngân hàng và 4 Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND), số lượng chi nhánh cấp huyện, thành phố là 21, số lượng phòng giao dịch, điểm giao dịch xã, phường, thị trấn là 188.

Trong 5 năm qua, đối với NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình (NHNN tỉnh) có thể nói đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHNN Việt Nam, sự điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, góp phần cùng toàn ngành thực hiện chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; trên cơ sở bám sát diễn biến vĩ mô, tiền tệ; thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và vàng; triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt gắn kết với các chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, góp phần hạn chế tín dụng đen, tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu theo lộ trình tại đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giảm dần lãi suất thị trường, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, cùng chia sẻ, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

P.V: Xin đồng chí chia sẻ đôi điều về dấu ấn của ngành Ngân hàng tỉnh trong thời gian qua?

Đồng chí Bùi Văn Xưởng: Những năm gần đây, NHNN tỉnh cùng với các NH, TCTD trên địa bàn không ngừng nỗ lực, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần kiểm soát lạm phát, điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý. Đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu, từng bước thiết lập trật tự kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn ngành, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo nền tảng phát triển bền vững. 

Đối với NHNN tỉnh đã luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương và NHNN Việt Nam về điều hành KT-XH và hoạt động ngân hàng hàng năm. Triển khai đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành đến các NH, TCTD trên địa bàn, cụ thể hóa các nhiệm vụ của ngành qua các kế hoạch, chương trình công tác hàng quý. 

Kết quả hoạt động của các NH, TCTD trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2020, các TCTD chấp hành nghiêm túc quy định của NHNN về lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Tổng nguồn vốn tín dụng đạt trên 29.000 tỷ đồng, tăng khoảng 97% so với năm 2015. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đến nay đạt xấp xỉ 26.000 tỷ đồng, tăng khoảng 101% so với cuối năm 2015, bình quân tăng trên 18%/năm, góp phần tích cực phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. 



Đồng chí Bùi Văn Xưởng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh triển khai nhiệm vụ quý II/2021.

Mới đây nhất, NHNN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình; chỉ đạo các NH, TCTD thực hiện theo kế hoạch; phối hợp các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện Quyết định số 97/QĐ-UBND về tăng cường những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh năm 2020, định hướng năm 2021; triển khai Ðề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công.

Bên cạnh đó, NHNN tỉnh chỉ đạo các NH, TCTD xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, của tỉnh và NHNN Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, NHNN tỉnh đã chỉ đạo các TCTD quyết liệt vào cuộc để tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19; tích cực triển khai các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với số tiền hỗ trợ lên đến hàng nghìn tỷ đồng; tổ chức hội nghị và các buổi làm việc với các ngân hàng thương mại, Hiệp hội Doanh nghiệp... để nắm bắt, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

P.V: Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành Ngân hàng tỉnh đặt ra những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới, thưa đồng chí?

Đồng chí Bùi Văn Xưởng: Tiếp bước truyền thống hào hùng của ngành Ngân hàng, NHNN tỉnh cùng với các TCTD tiếp tục phát huy, đổi mới mạnh mẽ, chủ động, linh hoạt và sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở các giải pháp trọng tâm sau:

Theo dõi, dự báo sát tình hình kinh tế trong và ngoài nước, bám sát chỉ đạo, điều hành của NHNN Việt Nam và cấp ủy, chính quyền địa phương; tập trung thực hiện tốt các giải pháp tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện các TCTD gắn với xử lý nợ xấu theo lộ trình, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nâng cao năng lực tài chính, quản trị ngân hàng và hiệu quả hoạt động, chú trọng các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro của các TCTD; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm; kiểm tra, giám sát chặt chẽ đầu tư tín dụng trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, lĩnh vực phi sản xuất và các giao dịch có nguy cơ rủi ro cao, bảo đảm an toàn hệ thống.

Tích cực thực hiện các giải pháp phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt, góp phần tăng cường minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền.

Ngoài ra, NHNN tỉnh triển khai tốt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, chỉ đạo các TCTD đơn giản hoá quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, triệt để tiết giảm chi phí, bảo đảm lãi suất cho vay phù hợp, tập trung vốn tín dụng cho những lĩnh vực ưu tiên; tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức đối thoại thường xuyên, thực chất với cộng đồng doanh nghiệp, khách hàng để cùng tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

P.V: Nhân dịp ngày truyền thống của ngành, đồng chí gửi gắm thông điệp gì tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng tỉnh nhà?

Đồng chí Bùi Văn Xưởng: Trong suốt 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng không ngừng phấn đấu, đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để tô thắm thêm những nét son vào truyền thống, lịch sử vẻ vang của ngành.

Nhiệm vụ năm 2021 cũng như giai đoạn tiếp theo của ngành Ngân hàng còn nhiều khó khăn, thách thức. Tin tưởng rằng, với truyền thống vẻ vang và những thành quả quý giá đạt được trong những năm qua, cùng với tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, sự năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng và sự gắn kết hệ thống chặt chẽ, thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng cả nước nói chung, ngành Ngân hàng tỉnh nói riêng sẽ tiếp bước các thế hệ cha anh tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, viết tiếp những trang sử đáng tự hào trên chặng đường phát triển và hội nhập, xứng đáng với niềm tin, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, cùng với cả nước hoàn thành kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 
Hồng Trung (TH)

Các tin khác


Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Theo số liệu mới nhất của Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 23/4, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh thực hiện 1.237,1 tỷ đồng, đạt 28,4% dự toán Chính phủ giao, 24,4% dự toán HĐND tỉnh, bằng 174,3% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, là tiền đề quan trọng để phấn đấu hoàn thành dự toán thu cả năm được Thủ tướng Chính phủ giao 4.358,4 tỷ đồng và HĐND tỉnh giao 5.070 tỷ đồng.

Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 37,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Tiếp tục phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong quý I/2021, từ nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực vận động hội viên đóng góp, đến nay, tổng nguồn quỹ đạt trên 37,27 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp thu hút hơn 100 dự án đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh ta đã ưu tiên đầu tư, hoàn thiện một số công trình thiết yếu tại các khu công nghiệp: Bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Lương Sơn, Lạc Thịnh. Hiện tại, khu công nghiệp Lương Sơn và bờ trái Sông Đà đã cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ lấp đầy diện tích tại khu công nghiệp Lương Sơn đạt 100%, bờ trái Sông Đà trên 70%, Mông Hóa gần 40%.

Huyện Mai Châu xây dựng nhãn hiệu cho nông sản

(HBĐT) - Nhắc đến nông sản Mai Châu phải kể đến các nhãn hiệu: "Khoai sọ Phúc Sạn, "Ngô nếp Thung Khe”, "Tỏi tía Mai Châu”. Đó là những sản phẩm nổi tiếng của địa phương, tạo thu nhập ổn định, trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của huyện.

Sản xuất 11,4 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021 và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh", thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định, tập trung trồng rừng vụ xuân và cả năm 2021 theo kế hoạch. Toàn tỉnh đã sản xuất được 11,4 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm nay.

Huyện Lương Sơn: Siết chặt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là vùng động lực kinh tế năng động và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Việc phát triển nhanh đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục