Việc tiêu thụ nông sản trong dịch COVID-19 rất nhiều khó khăn, cần nhiều giải pháp linh hoạt. Đặc biệt, các địa phương phải chủ động.

 

Tỉnh Hải Dương đã làm rất tốt công tác tiêu thụ nông sản trong đợt dịch COVID-19 mới đây. Ảnh: CTV

Gỡ khó khăn tại các cửa khẩu biên giới

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, dịch bệnh COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho khâu sản xuất, thương mại và chuỗi cung ứng. Để tháo gỡ, cần áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động.

Trung Quốc là 1 thị trường rất lớn, trước đây thường xảy ra ứ đọng hàng hóa tại các cửa khẩu. "Bộ NNPTNT sẽ có văn bản gửi các cơ quan chức năng của Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đặc biệt là tại các cửa khẩu để thúc đẩy hàng hóa, tránh tình trạng ứ đọng hàng năm như trước đây" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Mặt khác, Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương sẽ thành lập tổ công tác liên ngành kịp thời lên biên giới để tìm hiểu, đề nghị phía bạn có giải pháp tháo gỡ khó khăn tại các cửa khẩu. "Chúng tôi cũng đã đề nghị với phía bạn có thể thành lập đường dây nóng đối với Hải quan của tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) để kịp thời giải quyết các khó khăn phát sinh.

Đặc biệt, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính lập tổ công tác liên ngành để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nếu tiêu thụ nông sản khó khăn tại các cửa khẩu biên giới, tổ công tác liên ngành sẽ góp phần hỗ trợ các bộ, ngành liên quan tìm giải pháp phù hợp để giải giải quyết mọi ách tắc một cách nhanh nhất” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết thêm.

Theo ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính các loại nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đường biển thì xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc chiếm số lượng rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng nông sản tươi sống, hoa quả tươi như nhãn, vải, thanh long… Do đó, cần tìm làm tốt khâu lưu thông hàng hóa ở khu vực này.

Các địa phương phải năng động, không chỉ "ngồi chờ"

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặc biệt nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm là rất khó khăn, các địa phương phải tiếp tục xây dựng phương án cụ thể, tránh để tình trạng ứ đọng nông sản cục bộ. Các hiệp hội, ngành hàng phát huy vai trò, phối hợp với ngành chức năng để thông tin kịp thời và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản ở các địa phương.

Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao tìm hiểu về nhu cầu sản xuất, tiêu dùng nông sản ở một số nước để có điều chỉnh về quy mô, chính sách sản xuất.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cho rằng, các tỉnh phải chủ động xây dựng phương án và kết nối thông tin. Có biết được các địa phương đang cần gì, đang vướng ở đâu, thì Trung ương mới tháo gỡ được.

"Cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn, thường xuyên, sát sao giữa địa phương và các bộ, ban, ngành Trung ương mới giải quyết được. Hiện nay có nhiều vấn đề, ví như các tỉnh trồng dưa hấu, khoai lang, bí đỏ… Bộ không thể đi giải quyết từng trường hợp cụ thể. Đề nghị các địa phương có phương án chủ động và kiến nghị những phần cần Bộ NNPTNT phối hợp.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa - hè thu và vụ đông năm 2021

(HBĐT) - Ngày 14/5, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông xuân, triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa - hè thu và vụ đông năm 2021. Hội nghị được tổ chức ngắn gọn, đảm bảo các điều kiện phòng, chống Covid-19.

Agribank Hoà Bình miễm, giảm phí dịch vụ trong hệ thống nếu Chi nhánh bị phong toả bởi Covid-19

(HBĐT) - Agribank chi nhánh Hoà Bình vừa ban hành Văn bản số 64/NHNo.HB-KTNQ, ngày 10/5/2021 về việc thu phí dịch vụ các khách hàng có tài khoản tại Agribank bị phong tòa trụ sở làm việc.

Tập trung lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trong vùng động lực của tỉnh

(HBĐT) - Đến nay, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh được quy hoạch phù hợp, bám sát quy hoạch chung của tỉnh, tỷ lệ đất công nghiệp được lấp đầy tại các KCN đã có nhà đầu tư phát triển hạ tầng đạt 56,9%, các CCN đạt 40,88%. Phát triển ngành công nghiệp, mở rộng quy mô, diện tích, lấp đầy các KCN, CCN vẫn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

Quán triệt về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối cung cầu, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu

 (HBĐT) - Ngày 13/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối nhu cầu, bảo đảm nguồn cung mặt hàng thiết yếu và một số định hướng phát triển ngành trong thời gian tới. Dự điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh.

Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh đang triển khai những giải pháp đồng bộ tăng cường quản lý, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế như: Tập trung rà soát, phân loại các khoản nợ, phân loại theo loại hình doanh nghiệp (DN) nợ thuế… từ đó giao chỉ tiêu xử lý, thu hồi nợ cụ thể đến các phòng, đơn vị trực thuộc, cá nhân được giao nhiệm vụ thu nợ; thực hiện phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo Cục trực tiếp làm việc với người nộp thuế (NNT) có số thuế nợ lớn.

Trăn trở thực trạng tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Tiêu thụ nông sản bấp bênh, thường được mùa, mất giá, ứ đọng, dư thừa sản phẩm, nhất là ở thời điểm thu hoạch chính vụ... là vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục