(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, ngành NN&PTNT và các địa phương chủ động thực hiện đề án, kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu phát triển ngành, chương trình, dự án; tham mưu thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất. Công tác quản lý Nhà nước trong NN&PTNT được tăng cường, phát huy hiệu quả.

 


Hộ chăn nuôi xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy mô, cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra tại một số xã, tổng số lợn ốm, tiêu hủy là 456 con với tổng trọng lượng 29.071 kg; dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò với tổng số mắc bệnh 1.663 con, trong đó chết 102 con (trâu, bò già và bê). Dông lốc, mưa lớn cục bộ gây ra một số thiệt hại tại các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi. Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các cấp, ngành chỉ đạo quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nên ước kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành trong 6 tháng đầu năm, dự báo thực hiện cả năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Theo số liệu Cục Thống kê, diện tích gieo trồng cây hàng năm 6 tháng đầu năm 64 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch. Cụ thể, diện tích cây lương thực có hạt 34,08 nghìn ha, vượt 2,9% kế hoạch; diện tích ngô 21,17 nghìn ha, vượt 19,9% kế hoạch. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 19 vạn tấn. Cây hàng năm khác như: Lạc 3,03 nghìn ha, đạt 94,3% kế hoạch; sắn 6.578 ha, đạt 84,8% kế hoạch; khoai lang 2,69 nghìn ha, đạt 96,4 % kế hoạch; rau, đậu các loại 9,7 nghìn ha, vượt 5,4% kế hoạch.

Trong năm, nhiều diện tích cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) đã già cỗi, bị sâu bệnh nên chặt bỏ. Hiện, tổng diện cây ăn quả có múi toàn tỉnh trên 10,8 nghìn ha (diện tích kinh doanh 6.870 ha). Về cây mía, do nhiều diện tích mía đường trước đây đã chuyển đổi sang trồng các cây trồng khác, nên diện tích mía niên vụ 2021 - 2022 giảm mạnh, diện tích trồng mới đạt 5.782 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Các địa phương tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa. Trong giai đoạn 2018 - 2020, toàn tỉnh dồn điền đồi thửa được 2.057,4 ha, bước đầu khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất của các hộ dân. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao (như bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột...). Ước 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh chuyển đổi được trên 1.500 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác.

Mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt được quan tâm xây dựng, duy trì thực hiện. 6 tháng đầu năm đã chứng nhận 2.528 ha diện tích đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, trong đó, diện tích cây có múi được chứng nhận là 2.079 ha; diện tích rau an toàn các loại 378,6 ha; cây trồng khác được chứng nhận 69,5 ha. Một số mô hình liên kết, áp dụng công nghệ cao tiêu biểu như: liên kết trong sản xuất rau an toàn tại HTX dịch vụ nông nghiệp xanh Hiếu Thịnh (Lạc Sơn) quy mô 8 ha, giá trị thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/vụ; mô hình sản xuất công nghệ cao của Công ty TNHH Skyfarm chi nhánh Hòa Bình (sản xuất cà chua tại huyện Lương Sơn) quy mô 0,8 ha, Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh (sản xuất dưa lưới tại huyện Lạc Thuỷ) quy mô 1,1 ha, Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam (sản xuất dưa lưới, dưa chuột tại huyện Lạc Thuỷ) quy mô 1 ha; giá trị thu nhập trên 500 triệu đồng/ha/vụ.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương chú trọng, trong đó tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Năm 2021, người chăn nuôi tiếp tục tái đàn lợn theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, tổng đàn tăng khoảng 0,5% so với năm 2020. Đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha mặt nước ao, hồ nuôi trồng thủy sản; 33 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản (có 13 cơ sở hoạt động nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản, 23 cơ sở chuyên nuôi thủy sản); tổng số có 4,7 nghìn lồng cá. Sản lượng thủy sản ước đạt 3,88 nghìn tấn (khai thác 818 tấn, nuôi trồng 3.061 tấn).

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông lâm thủy sản tiếp tục được tăng cường. Quan tâm hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; đẩy mạnh thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Trong 6 tháng, đã kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ và hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm được 6/40 cơ sở, đạt 15% kế hoạch. Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xử lý 3 cơ sở có mẫu vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm (đối với các mẫu đã lấy trong năm 2020), với số tiền phạt 15 triệu đồng. Tổ chức lấy 11 mẫu nông, lâm, thủy sản để kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm; thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 được 22 cơ sở (có 21 cơ sở xếp loại B, 1 cơ sở xếp loại C).

V.H

Các tin khác


Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục