(HBĐT) - Với nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giúp phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho nông dân tham gia các dự án; hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tổ, nhóm liên kết, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành kênh tín dụng quan trọng, trợ giúp cho nông dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.


Lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân tỉnh thăm trang trại chăn nuôi của hội viên nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy).

Được sự quan tâm, đồng hành, hướng dẫn tận tình trong việc lựa chọn giống, ứng dụng KHKT của các cấp Hội Nông dân (HND), từ một hộ có hoàn cảnh chẳng mấy khá giả, ông Bùi Văn Nươn, xóm Cảng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) đã nỗ lực vươn lên trở thành hộ SX-KD giỏi tiêu biểu của xã, huyện cũng như trong tỉnh. Sở hữu trang trại với 40 con bò sinh sản, 20 lợn nái và 60.000 con gà, vịt, doanh thu từ chăn nuôi của gia đình ông Nươn đạt khoảng 800 triệu đồng/năm sau khi đã trừ các chi phí. Trở thành hộ SX-KD giỏi, ông có thêm nguồn lực để giúp đỡ những hội viên khó khăn. Từ thu nhập của gia đình, ông trích 30 triệu đồng hỗ trợ 2 hộ hội viên nghèo vay không tính lãi để phát triển sản xuất; ủng hộ công tác xã hội, từ thiện tại địa phương 3,2 triệu đồng/năm. Trang trại của ông tạo việc làm thường xuyên cho 12 - 15 lao động địa phương với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Đây chỉ là một trong hàng nghìn HVND được vay vốn Quỹ HTND, tham gia các dự án để phát triển kinh tế, XĐ-GN. Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND do HND tỉnh quản lý đạt trên 37,284 tỷ đồng, trong đó, nguồn T.Ư Hội trên 13,850 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cấp trên 10,25 tỷ đồng; ngân sách huyện 5,96 tỷ đồng; thu từ cán bộ, hội viên gần 7,1 tỷ đồng. Hàng năm, các cấp Hội đã hỗ trợ hàng trăm dự án, hàng nghìn hội viên xây dựng, nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh, huyện. Trong năm 2020, các cấp Hội đã cho vay trên 220 dự án, với khoảng 1.700 lượt hộ vay.

Cùng với đó, thông qua chương trình phối hợp giữa HND với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Với tổng dư nợ 3 ngân hàng trên 3.565.170 triệu đồng, thông qua 1.780 tổ vay vốn đã có gần 58.600 hộ hội viên được vay. Trong quá trình cho vay, Hội luôn khảo sát thực tế nhu cầu vay vốn của các hộ, ưu tiên những hộ có tinh thần trách nhiệm cao, có nhân lực, điều kiện để phát huy nguồn vốn. Đồng thời, Hội hướng dẫn hội viên xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHKT, công nghệ mới theo chuỗi giá trị, đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, hữu cơ... Chỉ đạo các cơ sở Hội vận động hội viên chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, duy trì, mở rộng diện tích những loại cây trồng phát huy hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Nhìn chung, các mô hình, dự án cho vay được đầu tư sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Hộ vay vốn được các cấp Hội tập huấn KHKT, coi trọng phương châm "vận động đi đôi với HTND” nhằm thu hút nhiều hội viên tham gia vào Hội. Nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nhiều lượt hội viên mở rộng quy mô SX-KD, tạo việc làm, tăng thu nhập, hạn chế được tình trạng vay nặng lãi, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, niềm tin của nông dân đối với tổ chức Hội cũng ngày càng được củng cố. Nhiều dự án được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế như: Trồng và chăm sóc cam tại xã Nam Phong (Cao Phong); trồng và chăm sóc cam, bưởi tại xã Phú Thành, chăn nuôi bò sinh sản tại xã Phú Lão (Lạc Thủy); chăm sóc bưởi đỏ ở xã Tử Nê (Tân Lạc); chăn nuôi bò vỗ béo ở xã Yên Trị (Yên Thủy); chăn nuôi bò sinh sản ở xã Mai Hịch, Xăm Khòe (Mai Châu)…

Thời gian tới, để phát huy hiệu quả nguồn Quỹ HTND, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cấp Hội tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức, quản lý nguồn vốn đúng quy định, thu hồi, luân chuyển vốn kịp thời. Nâng cao chất lượng việc lựa chọn mô hình xây dựng dự án cho vay theo tổ nhóm trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, gắn với quy hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời tuyên truyền, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, góp phần đẩy mạnh hoạt động công tác Hội và các phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi.


Thu Hằng


Các tin khác


Nâng cao năng lực thích ứng cho hợp tác xã trước dịch bệnh và biến đổi khí hậu

(HBĐT) - Biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Để vượt qua khó khăn, thách thức các tổ hợp tác (THT), HTX đã chủ động tìm kiếm giải pháp, liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các giải pháp mang tính chất thích nghi tạm thời, chưa đột phá, lâu dài.

Chủ động, linh hoạt tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản (TTNS) của nông dân trong tỉnh chậm hơn. Để chủ động hỗ trợ nông dân TTNS hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, các ngành, địa phương, đơn vị đã kịp thời vào cuộc, đồng thời đưa ra những giải pháp có tính lâu dài trong việc TTNS khi dịch bệnh được kiểm soát.

Huyện Lạc Sơn: Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích đất lâm nghiệp 35.255,99 ha, chiếm 60,07% diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 12.432,54 ha, quy hoạch rừng phòng hộ 8.961,1 ha, diện tích rừng sản xuất 13.862,35 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn huyện là 53%.

Huyện Đà Bắc: Huy động trên 32.900 ngày công làm thủy lợi

(HBĐT) - Nhằm đảm bảo cấp nước cho sản xuất, ngay từ đầu năm, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với các xã, thị trấn khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, chủ động điều tiết, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm phục vụ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra công trình thủy lợi, hồ chứa, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch, đề xuất nâng cấp, sửa chữa các công trình bị hư hỏng.

33 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh bước đầu tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico

(HBĐT) - Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm: Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Công đoàn các KCN và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico (KCN Mông Hoá – TP Hoà Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục