(HBĐT) - Để thực hiện song song 2 nhiệm vụ trọng tâm, vừa phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, vừa đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, thời gian qua, Công ty Thuỷ điện Hòa Bình đã triển khai nhiều biện pháp PCD Covid-19, đảm bảo vận hành việc sản xuất điện ổn định, an toàn, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH địa phương.


Công ty thủy điện Hòa Bình kiểm tra thân nhiệt cán bộ, công nhân viên khi ra, vào nhà máy.

 

 

Sự kiện đáng nhớ đối với sự phát triển của Công ty thủy điện Hòa Bình vào ngày 25/5/2021, công ty sản xuất đạt sản lượng 250 tỷ kWh điện. Đây là con số có ý nghĩa đặc biệt đối với tập thể cán bộ, đảng viên và người lao động trong công ty. Để đảm bảo cho việc sản xuất điện an toàn tuyệt đối trong điều kiện PCD Covid-19, công ty đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm đảm bảo PCD bệnh ở mức độ cao nhất.

Công ty chủ động tăng cường công tác PCD theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, EVN và địa phương, cụ thể: Thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh trong nước, trên địa bàn tỉnh và TP Hòa Bình; tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) công ty và Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) tại Hòa Bình thực hiện nghiêm túc thông điệp "5K" của Bộ Y tế; dừng toàn bộ việc đón tiếp khách thăm quan công trình khi tình hình dịch có chiều hướng phức tạp. Xây dựng kịch bản, phương án sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xuất hiện ca dương tính với Covid-19 trong công ty, đặc biệt đối với lực lượng vận hành...

Trao đổi với đồng chí Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình được biết, ngay từ khi tỉnh được cảnh báo có nguy cơ cao nhiễm dịch Covid-19, hệ thống PCD bệnh của công ty lập tức được kích hoạt theo kế hoạch được phê duyệt. Theo đó, đội ngũ công nhân vận hành được cách ly tập trung dài ngày.

Từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, mọi di chuyển ra ngoài tỉnh của CBCNV công ty luôn đảm bảo khai báo y tế trung thực. Những trường hợp đi từ vùng có dịch về đều phải cách ly tại nhà theo quy định, sau đó mới được đến công ty làm việc. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 và trên địa bàn TP Hòa Bình có các ca lây nhiễm trong cộng đồng, công ty đã triển khai ngay phương án ăn nghỉ tập trung cho toàn bộ lực lượng trực ca vận hành, đồng thời yêu cầu EVNPSC phối hợp áp dụng đối với lực lượng trực sửa chữa; bố trí 5 kíp vận hành, mỗi kíp gồm 18 người ăn nghỉ tập trung ở 5 vị trí riêng biệt trong khu vực nhà máy. Nhân lực mỗi kíp duy trì ổn định. Công tác hậu cần giao bộ phận nấu ăn ca của công ty thực hiện, có sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm và PCD Covid-19. Để hạn chế tiếp xúc, đối với các phòng, ban, công ty bố trí luân phiên 50% quân số làm việc từ xa; giao các Trưởng đơn vị giám sát về khối lượng, chất lượng, hiệu quả của từng CBCNV; cắt bỏ các cuộc họp tập trung không cần thiết.

Ban chỉ đạo PCD Covid-19 của công ty có thành phần cán bộ của EVNPSC tại Hòa Bình, tất cả các biện pháp PCD đều thông báo cho EVNPSC phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ. EVNPSC tại Hòa Bình bố trí lực lượng sửa chữa thường xuyên ăn nghỉ tập trung trong nhà máy như lực lượng vận hành...

Do làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho CBCNV, lao động trong PCD Covid-19, thời gian qua, công tác vận hành, sản xuất điện tại Công ty thủy điện Hòa Bình luôn đảm bảo an toàn. Hiện, công ty cùng EVNPSC rà soát tiến độ sửa chữa các tổ máy, chuẩn bị sẵn sàng đón lũ năm 2021 an toàn.


Hồng Trung

Các tin khác


Xây dựng trên 10 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, vốn chính sách tiếp tục được huy động và truyền tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Kênh tín dụng trợ giúp nông dân làm giàu

(HBĐT) - Với nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giúp phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho nông dân tham gia các dự án; hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tổ, nhóm liên kết, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành kênh tín dụng quan trọng, trợ giúp cho nông dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.

Đường thành phố Hòa Bình - Bình Thanh: Giải phóng mặt bằng trước giờ G cưỡng chế

(HBĐT) - Đường 435, đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh (Cao Phong) có vai trò hết sức quan trọng, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, tổ chức thi công, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ và phải gia hạn nhiều lần. Để giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc về GPMB, ngày 15/4/2021, TP Hòa Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của 3 hộ dân trên địa bàn phường Thái Bình.

Doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ước đạt 8.154 tỷ đồng

(HBĐT) - Các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh hiện có 102 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 527,35 triệu USD và 75 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10.838 tỷ đồng.

Khẳng định vị thế nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta khẳng định. Qua thực tế hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong nông nghiệp luôn luôn gắn liền với vai trò làm chủ, chủ thể của giai cấp nông dân. Từ thực tế đó, những năm qua, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân (HND) đã chú trọng thực hiện các chính sách, chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM và giảm nghèo ở các địa phương trong tỉnh. Bài 1- Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển.

Bài 1 - Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển 

Huyện Đà Bắc: Cá lồng chậm tiêu thụ vì ảnh hưởng dịch Covid-19

(HBĐT) - Hơn 1 tháng qua, hộ chăn nuôi cá lồng tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) đứng ngồi không yên bởi thị trường tiêu thụ ảm đạm, giá thành sụt giảm. Đến nay, phần lớn các hộ vẫn còn tồn đọng cá lồng vì chưa có tư thương thu mua. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ đứng trước viễn cảnh làm ăn thua lỗ, không kịp thu hồi vốn và để lỡ khung thời vụ chăn nuôi sản xuất tiếp theo. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục