(HBĐT) - Ngày 14/6, Sở Tài chính có Công văn số 1391/STC-QLNS về việc rà soát, tiết kiệm thêm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021.

Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện cắt giảm và tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên còn lại của năm 2021 đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2021 hoặc sử dụng số thu phí được để lại, thu nghiệp vụ được để lại theo quy định để chi hoạt động thường xuyên, cụ thể như sau:

- Cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước của các cơ quan, đơn vị còn lại tính đến ngày 15/6/2021. Số dự toán cắt giảm = (A-A1) x tối thiểu 50%; trong đó: A là dự toán được giao năm 2021 để chi tổ chức hội nghị, đi công tác trong và ngoài; A1 là số kinh phí tổ chức hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước đã triển khai thực hiện/hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thực hiện đến ngày 15/6/2021.

- Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại (kể cả chi các hoạt động kinh tế và sự nghiệp bảo vệ môi trường) của năm 2021: Số kinh phí tiết kiệm thêm = (A-B-C-D) x 10%. Trong đó, A: Là dự toán chi thường xuyên năm 2021 được cấp có thẩm quyền giao.

B: Là tổng quỹ lương tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, phụ cấp, tiền công và các khoản chi khác cho con người theo chế độ, chính sách hiện hành (học bổng HS-SV; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền và hiện vật; kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí theo chế độ quy định,…).

C: Là tổng dự toán các khoản chi thường xuyên không thực hiện cắt giảm, gồm: Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương đã giao cho các cơ quan, đơn vị đầu năm; chi từ nguồn vốn ngoài nước, vốn đối ứng các dự án ODA; kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Kinh phí để triển khai các nhiệm vụ chi phòng, chống và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam; kinh phí thực hiện các chương trình, đề tài, đề án khoa học cấp Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác KHKT với một số nước theo Hiệp định hoặc Nghị định thư;… kinh phí tài trợ báo, tạp chí, xuất bản, chi trợ giá; quỹ nhuận bút của các cơ quan báo chí; đặt hàng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích; đặt hàng các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị;  kinh phí mua sắm trang phục ngành, kinh phí thuê trụ sở; kinh phí hoạt động phục vụ phiên toà; kinh phí hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp của cơ quan kiểm sát nhân dân; kinh phí giám định phục vụ hoạt động của cơ quan tư pháp, thanh tra; kinh phí hoạt động của đoàn Hội thẩm; kinh phí tổ chức hội nghị, công tác trong và ngoài nước (do đã tính tiết kiệm theo hướng dẫn tại nêu trên).

D: Là các khoản chi thường xuyên thực tế đã chi hoặc đã thực hiện ký kết hợp đồng thực hiện đến ngày 15/6/2021; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa tài sản, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích, đã thực hiện một trong các khâu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.


H.N (TH)

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục