(HBĐT) - Không bao lâu nữa, 2 trung tâm mua sắm lớn tại thị trấn Vụ Bản và xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) do doanh nghiệp tư nhân Phong Mỹ và Tuấn Khánh đầu tư hoàn thành việc xây dựng. Sự xuất hiện, đi vào hoạt động của các trung tâm mua sắm với tổ hợp loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ sẽ mang đến nhiều thay đổi về diện mạo hạ tầng thương mại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của Nhân dân.
Hoạt động kinh doanh thương mại khá sầm uất ở phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn).
Theo thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng 4.800 điểm kinh doanh. Một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại như: Hiền Oanh, Quang Thư, Hiệu Sinh... tại phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản. Mạng lưới chợ được phân bố rộng khắp. Huyện đã thực hiện đa dạng hóa mô hình quản lý chợ, chuyển đổi mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình HTX, doanh nghiệp và tổ chức đấu thầu để quản lý, khai thác hiệu quả. Đến nay, có 9/14 chợ đã chuyển đổi, gồm các chợ: Ngã Ba Xưa, Ốc, Phú Lương, Ngọc Sơn, Vó, Re, Yên Nghiệp, Lâm Hóa, Nghĩa. UBND huyện đã tổ chức đấu giá các vị trí, địa điểm kinh doanh cố định tại chợ Yên Nghiệp - xã Yên Nghiệp. Phê duyệt giá trị còn lại của tài sản trên đất chợ Vụ Bản - thị trấn Vụ Bản để chuẩn bị các bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Phối hợp các cơ quan thành viên Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ huyện xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác, kinh doanh chợ Vụ Bản trình UBND huyện xem xét, quyết định phê duyệt.
Hiện nay, sau một thời gian tạm ngừng hoạt động thực hiện phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, các chợ phiên trên địa bàn được phép trở lại hoạt động từ ngày 1/7. 2 chợ hoạt động thường xuyên là chợ Vụ Bản và chợ Nghĩa - thị trấn Vụ Bản đều chấp hành tốt các quy định, có nước sát khuẩn, khẩu trang trước cổng chợ, nhắc nhở người ra, vào chợ đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn. Ngoài ra, Ban quản lý các chợ thường xuyên phát thông điệp về PCD Covid-19 trên loa phát thanh, phát tờ rơi đến người dân và tiểu thương về PCD Covid-19.
Đồng chí Bùi Văn Lích, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết: Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được huyện chú trọng đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Hoạt động mua bán, lưu thông hàng hóa đa dạng, phong phú, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, dịch vụ giao thông vận tải tiếp tục phát triển mạnh, doanh thu bình quân trên 100 tỷ đồng/năm.
6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt 1.382 tỷ đồng, bằng 53,88% kế hoạch năm. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 29%, dịch vụ, thương mại 34,4%. Để hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ trong những năm tiếp theo, huyện tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; huy động mọi nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là ở các khu đông dân cư, ưu tiên phát triển dịch vụ hàng hóa tại các xã vùng sâu, vùng cao; đa dạng hóa mô hình quản lý chợ, chuyển đổi mô hình Ban quản lý chợ sang mô hình HTX, doanh nghiệp và tổ chức đấu thầu để quản lý, khai thác hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Nghĩa, thị trấn Vụ Bản (giai đoạn 2), trung tâm dịch vụ tổng hợp, điểm trung chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác tại xã Yên Nghiệp; khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và phục vụ nhu cầu của Nhân dân; phối hợp cơ quan chuyên môn xây dựng các sản phẩm hàng hóa truyền thống để quảng bá, tiêu thụ trên thị trường, đặc biệt tại các điểm du lịch; tăng cường quản lý, phát triển du lịch, quảng bá tiềm năng, ưu tiên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, chú trọng các giải pháp thu hút khách du lịch lưu trú tại địa phương.
Bùi Minh
(HBĐT) - Tổng diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) toàn tỉnh hiện đạt 10.840 ha, diện tích kinh doanh 6.870 ha. Những năm qua, đối với CAQCM, tỉnh xác định cam và bưởi là 2 trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Do đó, việc quan tâm, xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để đầu tư phát triển được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
(HBĐT) - Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để truyền tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hiện, đơn vị tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất.
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 6. Đồng chí yêu cầu, kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với các dự án chậm giải ngân, nếu đến ngày 30/9/2021, giải ngân không đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) được giao thì chắc chắn sẽ thực hiện điều chuyển cho dự án có khối lượng mà còn thiếu vốn, vì vậy, các chủ đầu tư phải hết sức cố gắng.
Đó là một trong những nội dung được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo trực tuyến về định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra chiều 14/7, tại Hà Nội.
(HBĐT) - Từ ngày 1 - 30/7 là thời gian Tổng điều tra kinh tế (TĐTKT) năm 2021 giai đoạn 2, tập trung thu thập thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (TG, TN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
(HBĐT) - Kịp thời động viên tinh thần, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, Hội Nông dân xã Hợp Tiến (Kim Bôi) trở thành điểm tựa, ngôi nhà chung để hội viên nông dân gửi gắm niềm tin, quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên xóa đói, giảm nghèo.