(HBĐT) - Ngày 15/9, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 9/2021. Tham gia buổi tiếp có các thành viên Hội đồng tư vấn tiếp dân của tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 9.
Tại buổi tiếp có 10 đoàn với 13 công dân đến gửi đơn kiến nghị, khiếu nại, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Qua phân loại, có 1 đoàn với 2 công dân đủ điều kiện được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp, đó là đoàn công dân Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Văn Ninh đại diện cho 9 hộ dân tại thôn Đông Yên, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) có đơn với nội dung đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết nội dung khiếu nại lần 2 theo 9 quyết định, từ Quyết định số 1748 - 1756/QĐ-UBND, ngày 30/7/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường dây tải điện 500 kV từ Thường Tín - Hà Tĩnh đoạn đi qua xã Yên Bồng. Các hộ dân cho rằng quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng đền bù, GPMB huyện Lạc Thủy đã thực hiện việc đền bù GPMB với đơn giá thấp, không đúng quy định; đề nghị xem xét lại các quyết định về đơn giá đền bù của Sở Tài chính và UBND huyện Lạc Thủy; đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chấp hành nghiêm các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc khi đã để kéo dài trong nhiều năm...
Sau khi nghe các bên báo cáo nội dung liên quan và các thành viên Hội đồng tư vấn tiếp dân của tỉnh tham mưu, đề xuất hướng giải quyết, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận, giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND huyện Lạc Thủy xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Vụ việc phải được giải quyết xong trước ngày 15/10 báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Cũng tại buổi tiếp công dân, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành nghe lãnh đạo Công an tỉnh báo cáo một số nội dung về tình hình vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, tập trung đông người có hành vi hủy hoại tài sản công dân xảy ra tại xã Nuông Dăm (Kim Bôi). Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiếp tục đảm bảo ANTT, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu giải quyết vụ việc; giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp các ngành chức năng theo dõi, rà soát, nắm chắc tình hình công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tham mưu giúp địa phương giải quyết vụ việc nhằm mục tiêu cao nhất không để hình thành điểm "nóng” về ANTT, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh nông thôn trên địa bàn.
Ngoài đoàn công dân nêu trên, các đoàn công dân còn lại được Ban tiếp công dân tiếp nhận đơn thư kiến nghị, khiếu nại, đề nghị... để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mạnh Hùng
Hoạt động sản xuất của hầu hết ngành hàng công nghiệp đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhất là tại các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đều chứng kiến đà sụt giảm mạnh của sản xuất công nghiệp (SXCN) so thời gian trước đó.
Thời gian qua, tuy ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh tại các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTÐ) miền trung vẫn được duy trì và có bước phục hồi đáng kể. Từ bức tranh kinh tế ảm đạm, nay đã có những điểm sáng và đạt tăng trưởng dương.
(HBĐT) - Ngày 14/9, Bộ KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công năm 2022 vùng đồng bằng sông Hồng - trung du miền núi phía Bắc. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.
(HBĐT) - Bộ Công Thương đã rà soát lại các kết quả kiểm tra, hậu kiểm đã tiến hành từ giai đoạn 2019 đến nay đối với các sản phẩm tương tự của Acecook Việt Nam. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
(HBĐT) - Tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS), hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế hội nhập, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của Chính phủ điện tử, hướng tới nền quản trị quốc gia, quản trị xã hội thông minh, nền hành chính hiện đại.
Đa số doanh nghiệp đang bị bào mòn "sức khỏe" do đại dịch COVID-19 kéo dài. Vì vậy, Việt Nam cần có kịch bản, giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển trong điều kiện mới; cần hỗ trợ, "bơm máu” kịp thời để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi sinh.