2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.
Dịch bệnh COVID-19 tác động lên sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, làm giảm đà tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Ảnh minh họa: TL
Vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL đang rất khó khăn
Chiều 15.9, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông nhấn mạnh:
Các tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng, thu ngân sách, xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố phía Nam triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cả nước, dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian giãn cách dài đã gây rất nhiều khó khăn cho mọi hoạt động của đời sống nhân dân, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL, đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 vùng.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của 2 vùng trong 6 tháng đầu năm đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng cả nước (vùng ĐBSCL đạt 4,5%, vùng Đông Nam Bộ đạt 4,58%, cả nước là 5,64%).
"Mặc dù một số địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung cả nước như Bình Phước (6,16%), Tây Ninh (7,04%), Bình Dương (7,23%), Long An (6,06%), Bến Tre (6,47%), Bạc Liêu (7,17%) nhưng trước tình hình ảnh hưởng nặng của dịch bệnh thì dự kiến cả năm 2021, tốc độ tăng trưởng của 2 vùng còn thấp hơn nữa, thậm chí một số tỉnh, thành phố có thể bị tăng trưởng âm” – Thứ trưởng Trần Duy Đông lưu ý.
Trong 8 tháng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm do trong công tác giải phóng mặt bằng còn tình trạng khiếu nại giá bồi thường, không đồng ý bàn giao mặt bằng; khung giá đất có thay đổi làm ảnh hưởng phương án giải phóng mặt bằng...
Một số nhà thầu nước ngoài gặp khó khăn khi nhập cảnh trong bối cảnh dịch COVID-19 làm ảnh hưởng công tác thanh quyết toán. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có biến động (cát, sắt thép,...) so với dự toán phê duyệt, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án.
Gỡ các nút thắt để tăng trưởng vùng
Theo bà Bùi Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KHĐT), trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đã phải tập trung ưu tiên cho công tác phòng chống dịch.
Để đạt các mục tiêu đề ra, trong những tháng cuối năm, ĐBSCL tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với ưu tiên cao nhất là kiểm soát được dịch bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị các điều kiện để cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại ngay sau khi từng bước khống chế và đẩy lùi dịch bệnh; tập trung tháo gỡ việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...
Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh: Vấn đề liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư (THĐT) là 1 trong 4 đột phá chiến lược; trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, có ý nghĩa quan trọng đặt nền móng cho cả giai đoạn. Tuy nhiên, công tác THĐT còn nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến kết quả chưa đạt được như kỳ vọng. Thực tế này đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để đưa kinh tế của tỉnh phát triển nói chung và hoàn thành mục tiêu THĐT nói riêng.
(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.
Hoạt động sản xuất của hầu hết ngành hàng công nghiệp đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhất là tại các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đều chứng kiến đà sụt giảm mạnh của sản xuất công nghiệp (SXCN) so thời gian trước đó.
Thời gian qua, tuy ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh tại các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTÐ) miền trung vẫn được duy trì và có bước phục hồi đáng kể. Từ bức tranh kinh tế ảm đạm, nay đã có những điểm sáng và đạt tăng trưởng dương.
(HBĐT) - Ngày 14/9, Bộ KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công năm 2022 vùng đồng bằng sông Hồng - trung du miền núi phía Bắc. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.
(HBĐT) - Bộ Công Thương đã rà soát lại các kết quả kiểm tra, hậu kiểm đã tiến hành từ giai đoạn 2019 đến nay đối với các sản phẩm tương tự của Acecook Việt Nam. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.