Tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Người dân mua sắm thực phẩm tại siêu thị Co.opmart Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Dịch COVID-19 liên tục bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó, có Việt Nam khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn đã tác động không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước bối cảnh ấy, việc tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) xung quanh những tác động của dịch COVID-19 đến thị trường trong nước, nhất là với hàng Việt và doanh nghiệp cần chuyển mình ra sao để đón nhận cơ hội trong tình hình mới.

- Bên cạnh việc từng bước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã phát huy hiệu quả như thế nào, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến thị trường xuất khẩu, thưa bà?

Bà Lê Việt Nga: Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Dư luận Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, hàng Việt hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao từ 60-80% trong các cơ sở phân phối không chỉ của doanh nghiệp vốn trong nước mà của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Hệ thống bán lẻ hàng Việt hiện đại đang mở rộng nhanh chóng; gần 70% người Việt Nam vẫn ưa chuộng, ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa.


Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương. (Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN)

Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với cơ quan đầu mối là Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Bộ Công Thương với vai trò là đơn vị nòng cốt đã có nhiều Chương trình, Đề án hưởng ứng Cuộc vận động, qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam.

Ngoài ra, qua đây còn khẳng định vai trò quan trọng của thị trường trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh của dịch bệnh COVID-19. Nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của thị trường trong nước tại Việt Nam cũng như nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt của người tiêu dùng đã có thay đổi.

Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả các giải pháp cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu. Thực tế đã không còn hiện tượng sốt giá, cháy hàng vào các dịp lễ, Tết, mùa vụ.

Đặc biệt trong thời điểm bùng phát dịch COVID-19 hay dịch bệnh đang chưa được kiểm soát, hàng hóa thiết yếu vẫn bảo đảm cung ứng tới đông đảo người dân.

- Thực tế cho thấy chất lượng, mẫu mã và giá cả của nhiều hàng hóa Việt Nam chưa hấp dẫn người tiêu dùng so với hàng nhập khẩu. Theo bà, doanh nghiệp cần chuyển mình như thế nào để đón nhận cơ hội khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy do ảnh hưởng dịch COVID-19?

Bà Lê Việt Nga: Để phát triển và tăng tính cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao trình độ và năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác.

Mặt khác, doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất cần bắt tay chặt hơn trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam. Từ đó cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu.


Siêu thị bán lẻ Big C cam kết tiêu thụ số lượng lớn hàng nông sản trong nước. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực, cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu; phối hợp với lực lượng chức năng để kiểm soát tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp Việt cũng cần nâng cao khả năng quản lý trên các mô hình công nghệ số thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử, các phần mềm nghiệp vụ.

Đặc biệt, bên cạnh việc tham gia phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam,” doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp về nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại.

Điều này tác động tới khả năng tiêu thụ sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Xin bà cho biết việc tiếp tục triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ngành công thương làm thế nào để hiệu quả trong thời gian tới?

Bà Lê Việt Nga: Như chúng ta đã biết, thực hiện Cuộc vận động chính là phát huy sức mạnh của gần 100 triệu người Việt Nam, sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lan truyền thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Để tiếp tục triển khai Cuộc vận động trong giai đoạn tiếp theo, ngày 19 tháng 5 năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch tăng cường triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 tại Quyết định số 373/QĐ-BCT ngày 4 tháng 2 năm 2021 và các chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó đặc biệt là Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025.”

Cụ thể, các nội dung sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động và các nội dung "Tự hào hàng Việt Nam,” "Tinh hoa hàng Việt Nam” nhằm quảng bá cho hàng Việt Nam có chất lượng và các doanh nghiệp Việt Nam uy tín, sản xuất xanh, áp dụng truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt.

Từ đó nâng cao nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam của người tiêu dùng Việt Nam.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!./.

                                 Theo Baotintuc

Các tin khác


Triển vọng mô hình nuôi gà thảo dược tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Với mục tiêu chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thảo dược theo hướng sản phẩm OCOP tại xã Cao Sơn và xã Tú Lý (Đà Bắc) cũng như góp phần phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân ở huyện, mô hình nuôi gà ri Lạc Thủy bằng thảo dược theo hướng sản phẩm OCOP được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đà Bắc triển khai bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.

Cần sự đồng thuận tháo điểm nghẽn trong thu hút đầu tư: Bài 1 - Còn lực cản trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư (THĐT) là 1 trong 4 đột phá chiến lược; trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, có ý nghĩa quan trọng đặt nền móng cho cả giai đoạn. Tuy nhiên, công tác THĐT còn nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến kết quả chưa đạt được như kỳ vọng. Thực tế này đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để đưa kinh tế của tỉnh phát triển nói chung và hoàn thành mục tiêu THĐT nói riêng.

Hiệu quả tín dụng chính sách ở xã Chí Đạo

(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.

Khó khăn bủa vây nhiều ngành công nghiệp

Hoạt động sản xuất của hầu hết ngành hàng công nghiệp đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhất là tại các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đều chứng kiến đà sụt giảm mạnh của sản xuất công nghiệp (SXCN) so thời gian trước đó.   

Vươn lên trong đại dịch

Thời gian qua, tuy ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh tại các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTÐ) miền trung vẫn được duy trì và có bước phục hồi đáng kể. Từ bức tranh kinh tế ảm đạm, nay đã có những điểm sáng và đạt tăng trưởng dương.

Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công năm 2022 

(HBĐT) - Ngày 14/9, Bộ KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công năm 2022 vùng đồng bằng sông Hồng - trung du miền núi phía Bắc. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục