(HBD - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thanh Hối (Tân Lạc) thi đua phát triển kinh tế, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Theo thống kê, toàn xã có 303 hộ CCB có mức sống khá, giàu, chiếm 69%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,46%, thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/người/năm.




Xưởng đan bàn ghế nhựa giả mây của cựu chiến binh Bùi Văn Nghệ (đứng giữa) xóm Nhót, xã Thanh Hối (Tân Lạc) phát triển ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

Hướng dẫn tận tình, trực tiếp "cầm tay chỉ việc", chia sẻ những kinh nghiệm với người lao động để làm ra các sản phẩm đan bàn ghế nhựa giả mây…, CCB Bùi Văn Nghệ ở xóm Nhót, xã Thanh Hối đã phát huy những phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Sau 3 năm làm thuê tại Hà Nội, anh Nghệ đã vay vốn, liên kết với doanh nghiệp tại Hà Nội để xây dựng xưởng, chuyên cung cấp các sản phẩm khung sắt đan nhựa giả mây như bàn, ghế, sofa... Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, bình quân mỗi tháng, xưởng cung cấp cho công ty trên 4.000 sản phẩm các loại. Tổng thu ước đạt khoảng 80 - 90 triệu đồng/tháng, lợi nhuận thu về khoảng 10 triệu đồng/tháng. Hiện, xưởng tạo việc làm ổn định cho 40 - 50 lao động trên địa bàn xã và các địa phương lân cận với thu nhập ổn định từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Anh Nghệ chia sẻ: "Đặc thù công việc không cần đến làm việc tại xưởng, người lao động có thể làm tại nhà miễn đảm bảo đủ đơn đặt hàng của công ty. Thời gian tới, tôi dự định mở rộng quy mô, tiếp tục đầu tư máy móc, hỗ trợ dạy nghề cho lao động địa phương, đặc biệt là con em CCB. Qua đó đảm bảo nguồn cung ổn định, đáp ứng nhu cầu của các đối tác”. 

Hội CCB xã Thanh Hối có 456 hội viên, sinh hoạt tại 12 chi hội. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ then chốt góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Thời gian qua, Hội CCB xã tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Theo thống kê, 100% hộ CCB phát triển mô hình cây có múi với diện tích trên 150 ha, 80% hộ CCB chăn nuôi đại gia súc, 10% hộ phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại. Toàn xã có 1 HTX, 1 tổ hợp tác, 1 tổ sản xuất do hội viên CCB làm chủ, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động địa phương. 

Đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, Hội CCB xã phối hợp Ngân hàng CSXH huyện quản lý 3 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 3,6 tỷ đồng. Tạo điều kiện cho 127 hộ CCB được tiếp cận nguồn vốn. Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các buổi chuyển giao KHKT áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt. Thường xuyên thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế tiêu biểu, đem lại thu nhập cao. Duy trì thực hiện hiệu quả 12 mô hình góp vốn xoay vòng. Xây dựng nguồn quỹ Hội trên 500 triệu đồng giúp nhau vay vốn không lãi hoặc lãi suất thấp. 

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: Thực hiện phong trào thi đua "CCB gương mẫu”, "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” gắn với các cuộc vận động, phong trào do cấp trên và địa phương phát động. Thời gian tới, Hội CCB xã tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thi đua sản xuất, ứng dụng tiến bộ KHKT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chủ động tìm tòi, thí điểm phát triển các mô hình kinh tế mới, phù hợp tại cơ sở. Mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật. Qua đó phát triển các mô hình kinh tế, nỗ lực xóa "trắng” hộ nghèo trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

 Đức Anh

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Hiệu quả từ Kho bạc “3 không” 

(HBĐT) - Được triển khai từ đầu năm 2020, các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Cao Phong thực hiện gửi hồ sơ và nhận kết quả với Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện ngay tại đơn vị qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4. Những tiện ích vượt trội mà giao dịch trực tuyến mang lại đối với ngành kho bạc tại địa phương đã góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép” giữa bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Qua đó, hoàn thiện mục tiêu xây dựng Kho bạc "3 không” (không dùng tiền mặt, không chứng từ, không khách hàng giao dịch tại trụ sở).

Triển vọng mô hình nuôi gà thảo dược tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Với mục tiêu chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thảo dược theo hướng sản phẩm OCOP tại xã Cao Sơn và xã Tú Lý (Đà Bắc) cũng như góp phần phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân ở huyện, mô hình nuôi gà ri Lạc Thủy bằng thảo dược theo hướng sản phẩm OCOP được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đà Bắc triển khai bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.

Cần sự đồng thuận tháo điểm nghẽn trong thu hút đầu tư: Bài 1 - Còn lực cản trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư (THĐT) là 1 trong 4 đột phá chiến lược; trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, có ý nghĩa quan trọng đặt nền móng cho cả giai đoạn. Tuy nhiên, công tác THĐT còn nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến kết quả chưa đạt được như kỳ vọng. Thực tế này đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để đưa kinh tế của tỉnh phát triển nói chung và hoàn thành mục tiêu THĐT nói riêng.

Hiệu quả tín dụng chính sách ở xã Chí Đạo

(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.

Khó khăn bủa vây nhiều ngành công nghiệp

Hoạt động sản xuất của hầu hết ngành hàng công nghiệp đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhất là tại các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đều chứng kiến đà sụt giảm mạnh của sản xuất công nghiệp (SXCN) so thời gian trước đó.   

Vươn lên trong đại dịch

Thời gian qua, tuy ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh tại các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTÐ) miền trung vẫn được duy trì và có bước phục hồi đáng kể. Từ bức tranh kinh tế ảm đạm, nay đã có những điểm sáng và đạt tăng trưởng dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục