Nông dân trong tỉnh tập trung thu hoạch lúa vụ mùa
Thứ tư, 6/10/2021 | 9:29:24 Sáng
(HBĐT) - Vụ mùa, hè thu năm 2021, huyện Lạc Thủy có kế hoạch gieo cấy 1.663 ha lúa. Theo dự báo, tình hình thời tiết trong thời gian tới tiếp tục có khả năng xảy ra bão và áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh đến sớm hơn trung bình nhiều năm sẽ tác động đến sản xuất trồng trọt. Vì vậy, huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn, các địa phương khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa, hè thu theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó để trồng cây vụ đông theo kế hoạch.
Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tập trung thu hoạch lúa vụ mùa.
Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của thời tiết, dịch Covid-19, nông dân trong huyện nỗ lực bước vào cao điểm thu hoạch lúa mùa trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch gần 90% diện tích lúa. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến máy gặt lúa ở khu vực huyện Gia Viễn (Ninh Bình) không thể di chuyển đến các địa bàn trong huyện, nông dân phải gặt lúa thủ công nhiều hơn nên tiến độ thu hoạch chậm hơn so với năm ngoái. Dự kiến trong 2 tuần tới, toàn huyện sẽ kết thúc việc thu hoạch lúa mùa và bước vào sản xuất vụ đông.
Tại địa bàn TP Hòa Bình, thời tiết nắng mưa xen kẽ, người dân tranh thủ thu hoạch gọn diện tích lúa, khẩn trương giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ tiếp theo. Thời điểm này, các xã, phường trên địa bàn thành phố đã thu hoạch trên 855 ha lúa (đạt trên 60% kế hoạch). Ông Nguyễn Văn Đỗ, tổ 2, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy gần 1.000 m2 lúa. Để giải phóng đất chuẩn bị cho gieo cấy vụ đông, gia đình đã huy động nhân lực thu hoạch lúa. Hiện, gia đình đã thu hoạch xong lúa vụ mùa, đang đẩy mạnh tiến độ làm đất cho vụ sản xuất tiếp theo.
Ở các địa phương trong tỉnh, nông dân tích cực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch những diện tích lúa mùa đủ độ chín đạt 20%, để việc làm đất và gieo trồng lúa vụ đông đảm bảo kế hoạch đề ra. Cùng với đó, chỉ đạo tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên diện tích lúa trà muộn để đảm bảo sản lượng, chất lượng khi thu hoạch. Hiện, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 10.600 ha lúa (đạt trên 49,7% kế hoạch), trong đó, diện tích lúa mùa trà sớm đã hoàn thành việc thu hoạch với 1.500 ha.
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV): Trên diện tích lúa vụ mùa ở các địa phương, một số đối tượng sâu, bệnh hại như chuột, tập đoàn rầy, bệnh đạo ôn cổ bông… tiếp tục gây hại mạnh; bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đen lép, sâu đục thân gây hại trên diện tích lúa trà muộn có thể ảnh hưởng đến năng suất nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Do đó, để bảo vệ năng suất, sản lượng lúa khi thu hoạch, chi cục khuyến cáo nông dân các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch những ruộng lúa đã chín, thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó để kịp thời cho sản xuất cây trồng vụ đông. Chuẩn bị đủ lượng giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV để phục vụ sản xuất. Những diện tích không trồng cây vụ đông cần cày vùi gốc rạ, hạn chế sâu bệnh hại cho vụ sau.
Đồng thời, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp tại Công văn số 1763/SNN-TTBVTV, ngày 27/7/2021 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống sinh vật gây hại vụ mùa - hè thu, vụ thu đông 2021; Công văn số 1877/SNN-TTBVTV, ngày 5/8/2021 của Sở NN&PTNT về tăng cường chỉ đạo sản xuất trồng trọt trong điều kiện dịch Covid-19; Công văn số 2287/SNN-TTBVTV, ngày 10/9/2021 của Sở NN&PTNT về tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ mùa, hè thu và thúc đẩy sản xuất vụ đông 2021 trong điều kiện dịch Covid-19; Công văn số 231/TT&BVTV-BVTV, ngày 30/6/2021 của Chi cục TT&BVTV về việc chủ động phòng ngừa rầy và bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2021...
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu cần tập trung đẩy mạnh nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, tạo đà cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hoà Bình.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu 5 năm tới sẽ hoàn thành hơn 2.000 km đường cao tốc với tổng vốn đầu tư gần 400 nghìn tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước bố trí khoảng 239,5 nghìn tỷ đồng, còn lại 153,5 nghìn tỷ đồng huy động vốn ngoài ngân sách.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân tỉnh không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ KT-XH.
(HBĐT) - Mường Động - 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang đứng trước những cơ hội bứt phá vươn lên mạnh mẽ khi sở hữu cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình, mộng mơ, tươi đẹp, bản sắc văn hóa đậm đà, có nguồn nước khoáng được coi là "vàng trắng". Vì lẽ đó, huyện được xác định là trọng điểm phát triển triển du lịch của tỉnh, hiện đang là tâm điểm của các dự án đầu tư, tập trung vào lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, dịch vụ, thương mại.
(HBĐT) - Ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất (TTĐ) của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Quyết định 27). Theo đó, giảm 30% TTĐ của năm 2021 đối với các đối tượng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả TTĐ hàng năm (người thuê đất) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để chủ động thích ứng, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Lạc Sơn mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.