(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để chủ động thích ứng, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Lạc Sơn mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xanh Hiếu Thịnh, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) quan tâm đầu tư sản xuất rau an toàn để bán trên các sàn thương mại điện tử.
Đồng chí Quách Tuấn Phong, Phó trưởng Phòng Tài chính - kế hoạch huyện cho biết: Thời gian qua, nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển, Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển KTTT huyện đã phối hợp Liên minh HTX tỉnh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm cho HTX, tổ hợp tác. Trong đó, quan tâm hoạt động đưa sản phẩm địa phương lên sàn TMĐT. Chỉ riêng trong tháng 8/2021, đã có 8 HTX đưa sản phẩm lên 2 sàn TMĐT VoSo.vn và Posmart, gồm: HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng, HTX dịch vụ Liên Vũ, HTX cung ứng hạt dổi Chí Đạo, HTX ớt rẽ Phú Lương, HTX cung ứng hạt dổi Chí Thiện, HTX chăn nuôi và cung ứng gà thả vườn Lạc Sơn, HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Tuấn, HTX dịch vụ nông nghiệp Hiếu Thịnh. Thông qua việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT và bán hàng trên các trang mạng xã hội giúp bà con nông dân mở rộng kênh tiêu thụ, giá bán ổn định hơn, không mất chi phí trung gian. Thời gian tới, BCĐ phát triển KTTT huyện cùng với Liên minh HTX tỉnh nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn để hỗ trợ HTX phát triển sản xuất, vừa chống dịch vừa phát triển KTTT. Tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai việc thực hiện các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và đưa sản phẩm lên sàn TMĐT.
Hiện, huyện có 41 HTX đang hoạt động, tổng số thành viên 547 người, lao động làm việc thường xuyên trong HTX 646 người. Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên trong HTX khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trên địa bàn huyện có 2 HTX tham gia chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa là HTX chăn nuôi gà đồi xã Hương Nhượng, HTX chăn nuôi và cung ứng gà xã Chí Thiện đã làm được nhiều dịch vụ hỗ trợ hộ SXKD, từ đầu vào đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên HTX. Các HTX nông, lâm, ngư nghiệp đã tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, có sự thay đổi về chất. Đội ngũ cán bộ HTX được tinh giản gọn, nhẹ, trình độ nâng lên rõ rệt. Nhiều cán bộ HTX biết xây dựng phương án SXKD khả thi. Một số HTX có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đảm bảo cung ứng đầu ra cho thị trường sản phẩm sạch, chất lượng.
Chị Quách Thị Hòa, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX gà đồi Hương Nhượng chia sẻ: Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên năm nay gà khó tiêu thụ. Các chuỗi cung ứng gà bị đứt gãy khiến HTX và các hộ dân gặp nhiều khó khăn. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, trung bình mỗi ngày, HTX tiêu thụ khoảng 2 - 3 tấn gà thì năm nay chỉ bán lẻ theo đơn. Tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, HTX chúng tôi đẩy mạnh việc bán hàng thông qua mạng xã hội, facebook, zalo, đặc biệt trên 2 sàn TMĐT VoSo.vn và Posmart. Qua đó, giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, giá bán ổn định. Hiện, HTX bán gà ri thịt sẵn hút chân không là 160.000 đồng/kg, gà lai thịt sẵn hút chân không giá 110.000 đồng/kg, trứng 40.000 đồng/10 quả. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng, 17 thành viên HTX cùng 50 hộ thành viên vệ tinh thực hiện điều chỉnh kế hoạch sản xuất, giảm quy mô để tránh rủi ro. Tổng đàn gà của HTX cùng các hộ vệ tinh hiện có khoảng 23 vạn con. Ngoài ra, HTX đang nâng cấp nhà giết mổ nhằm xây dựng dây chuyền giết mổ hiện đại, quy mô lớn, có thể giết mổ được khoảng 500 - 1.000 con gà/ngày.
Thu Thủy
(HBĐT) - Trở lại huyện Lạc Thuỷ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với sự đổi thay trên từng con đường làng, góc phố. Lạc Thuỷ đã khác, khoác lên mình diện mạo mới của một vùng động lực kinh tế quan trọng của tỉnh. Từ cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đời sống của người dân được nâng cao đều có những dấu ấn đậm nét.
(HBĐT) - Sáng 1/10, hòa chung không khí hân hoan, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh chào mừng kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886-2021), 30 năm tái lập tỉnh Hòa Bình (1991 – 2021), Sở Giao thông vận tải đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật công trình cầu Hòa Bình 2. Dự buổi lễ có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo Nhân dân TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Không quá lời khi nói, trước đây, nhiều người ngoại tỉnh nói về Hòa Bình thì chỉ nghĩ đến tỉnh miền núi nghèo khó, thậm chí là nơi "rừng thiêng nước độc". Có chăng, từ cuối năm 1994, khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức khánh thành thì Hòa Bình mới được biết và nhắc đến nhiều hơn. Cũng phải thôi, bởi xét về thời gian từ khi tái lập thì tỉnh còn non trẻ; xét về điều kiện tự nhiên lại hết sức khó khăn, bởi diện tích đồi núi chiếm phần lớn. Bức tranh kinh tế chỉ là nông, lâm nghiệp; ngành công nghiệp gần như ở con số 0.
(HBĐT) - "Tuổi trẻ sáng tạo, khởi nghiệp” được xác định là một trong những phong trào hành động cách mạng trọng tâm của Đoàn. Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh về khởi nghiệp trong thanh niên, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh đã, đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
(HBĐT) - Tối 30/9, Bộ GTVT đã ban hành hướng dẫn tạm thời việc tổ chức hoạt động vận tải cả 5 lĩnh vực ngày từ 1/10.
(HBĐT) - Ngày 29/9, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra việc triển khai các dự án nhà ở đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Lương Sơn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.