(HBĐT) - Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân tỉnh không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ KT-XH.

 
Công ty TNHH dệt kim Hoà Bình Koyuseni (khu công nghiệp bờ trái Sông Đà) hoạt động ổn định, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. 

Theo ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, những đóng góp của cộng đồng DN đã được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao, coi là lực lượng chủ lực để phát triển kinh tế của tỉnh. Cộng đồng DN sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, phấn đấu xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đến nay, Hiệp hội đã có 17 tổ chức Hội DN hoạt động tại 10/10 huyện, thành phố, với trên 700 DN hội viên. Các hội viên tích cực tham gia phong trào, hoạt động Hội, tạo việc làm cho hàng vạn lao động với thu nhập ổn định. 

Thống kê cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, mức đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động khoảng 80.630 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 16.126 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư khu vực Nhà nước chiếm khoảng 33%; vốn đầu tư của người dân và DN dân doanh chiếm khoảng 60%; còn lại khu vực có vốn FDI chiếm khoảng 7%.

Tình hình hoạt động của DN trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn 2016 - 2020 có 1.769 DN đăng ký thành lập mới, gấp khoảng 1,3 lần so với giai đoạn 2011 - 2015; các chỉ tiêu về đăng ký DN đạt khá so với cùng kỳ, như: Tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 31.500 tỷ đồng, vốn điều lệ đăng ký bình quân/DN đạt trên 17,3 tỷ đồng, tăng 8,9 tỷ đồng/DN so với giai đoạn 2011 - 2015. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có 260 DN đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký khoảng 6.480 tỷ đồng, nâng tổng số DN trên toàn tỉnh lên khoảng 3.500 DN.

Những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng kinh tế, phát triển DN, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ đó, nhiều khu, cụm công nghiệp được hình thành, thu hút nhiều DN vào hoạt động. Song song với đó, nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân có chuyển biến, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của DN, đội ngũ doanh nhân, hướng hoạt động của DN, doanh nhân vào mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền làm cho tỉnh trở thành tâm điểm của các dự án đầu tư lớn. Nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, DN lớn đã đến tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh như các tập đoàn: may Hồ Gươm, Phú Mỹ, Hoàng Hà, Vingroup, FLC, Sun Group, T&T, Hòa Phát, Trường Hải... Nhiều dự án, trung tâm thương mại, khu đô thị lớn đã hoàn thành và đang được đầu tư tại TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, khu du lịch lòng hồ sông Đà… Sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, đến nay, các DN trong tỉnh cũng đã yên tâm, mạnh dạn đầu tư nhiều dự án quan trọng, như các dự án của Công ty Sao Vàng, Định Nhuận, Hoàng Sơn, Mỹ Phong, Hùng Mạnh...

Bên cạnh đó, đội ngũ DN, doanh nhân của tỉnh luôn quan tâm đến công tác xã hội, chia sẻ khó khăn, đóng góp hàng chục tỷ đồng vào các hoạt động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", ủng hộ Nhân dân vùng bị thiên tai, bão lũ, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, quỹ phòng, chống Covid-19 tỉnh…

Được biết, trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội thảo trực truyến xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh năm 2021 với chủ đề "Tập trung tháo gỡ và giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển”. Qua hội thảo nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển; đồng thời khẳng định cam kết của các cấp chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng DN; tạo điều kiện, cơ hội để DN, nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ và tăng cường hợp tác phát triển; tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.  


Hồng Trung

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình hướng tới trở thành vùng kinh tế năng động

(HBĐT) - Với vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, TP Hòa Bình được đón nhận nhiều thời cơ, thuận lợi, song cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức trên hành trình phát triển. Cùng với đó, thành phố được xác định là vùng đô thị - công nghiệp, vùng động lực KT-XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. Để xứng tầm là "trái tim" của tỉnh và trọng trách vùng động lực, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã chung sức, đồng lòng để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa và vùng kinh tế năng động.

Bứt phá ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Từ một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, đời sống nông dân gặp khó khăn, thậm chí không ít hộ nông dân phải bỏ ruộng, bỏ rừng rời quê hương đi làm ăn xa. Song, dưới ánh sáng từ các nghị quyết của Tỉnh ủy đã giúp các địa phương khai thác tiềm năng, lợi thế tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh, hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn với nhiều sản phẩm chủ lực, có vị trí vững chắc trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Agribank Hoà Bình - 30 năm hình thành và phát triển

(HBĐT) - Chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, Agribank Chi nhánh tỉnh Hoà Bình đã khẳng định sự kiên định của một thương hiệu gắn với sứ mệnh "tam nông”, luôn tiên phong, chủ lực cung ứng tín dụng, sản phẩm dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng phát triển bền vững.

Lạc Thuỷ ngày mới

(HBĐT) - Trở lại huyện Lạc Thuỷ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với sự đổi thay trên từng con đường làng, góc phố. Lạc Thuỷ đã khác, khoác lên mình diện mạo mới của một vùng động lực kinh tế quan trọng của tỉnh. Từ cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đời sống của người dân được nâng cao đều có những dấu ấn đậm nét.

Thông xe kỹ thuật công trình cầu Hòa Bình 2 – TP Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 1/10, hòa chung không khí hân hoan, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh chào mừng kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886-2021), 30 năm tái lập tỉnh Hòa Bình (1991 – 2021), Sở Giao thông vận tải đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật công trình cầu Hòa Bình 2. Dự buổi lễ có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo Nhân dân TP Hòa Bình.

Ngành công nghiệp - từng bước khẳng định vai trò "tàu kéo" kinh tế

(HBĐT) - Không quá lời khi nói, trước đây, nhiều người ngoại tỉnh nói về Hòa Bình thì chỉ nghĩ đến tỉnh miền núi nghèo khó, thậm chí là nơi "rừng thiêng nước độc". Có chăng, từ cuối năm 1994, khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức khánh thành thì Hòa Bình mới được biết và nhắc đến nhiều hơn. Cũng phải thôi, bởi xét về thời gian từ khi tái lập thì tỉnh còn non trẻ; xét về điều kiện tự nhiên lại hết sức khó khăn, bởi diện tích đồi núi chiếm phần lớn. Bức tranh kinh tế chỉ là nông, lâm nghiệp; ngành công nghiệp gần như ở con số 0.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục