(HBĐT) -  Nghị quyết, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, xuyên suốt, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư công trình, dự án giao thông trọng điểm, có sức lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển KT-XH là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) về nội dung này.


Trong những năm qua, hạ tầng giao thông của tỉnh được đầu tư góp phần thay đổi diện mạo, phát triển KT-XH trên địa bàn. Ảnh: Một góc đường Trương Hán Siêu (TP Hòa Bình).

P.V: Xin đồng chí cho biết một số kết quả nổi bật phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh?

Đồng chí Bùi Đức Hậu: Việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm "đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, vừa tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo đột phá nhanh trong quá trình đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của tỉnh. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Chính phủ; Bộ GTVT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng như: Các tuyến quốc lộ (QL), tỉnh lộ có tính đối ngoại, đường đô thị, đường đến các khu, cụm công nghiệp, qua các vùng động lực kinh tế của tỉnh, đường kết nối với khu du lịch quốc gia vùng hồ sông Đà, đường nối QL với QL, nối QL với tỉnh lộ và một số tuyến đường khác có liên quan đến QP-AN và xây dựng nông thôn mới. Qua đó, kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đã khởi sắc. Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình được đưa vào khai thác, giảm áp lực trên QL 6, kết nối trung tâm TP Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội, đang tạo ra sức hút thu hút đầu tư của tỉnh. Đường 435 từ TP Hòa Bình đi xã Suối Hoa (Tân Lạc) mở ra cơ hội rất lớn cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình, thúc đẩy kinh tế, cải thiện dân sinh trong khu vực. Tiềm năng du lịch vùng hồ đang được đánh thức, hàng loạt dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch hứa hẹn tạo sự đổi thay về chất cho du lịch Hòa Bình. Công trình đường nối QL 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) tạo ra chuỗi "đất vàng” khu trung tâm Quỳnh Lâm, với hàng loạt dự án hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội đang sôi động triển khai. Cầu Hòa Bình 2 mở rộng phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ của TP Hòa Bình… Bên cạnh đó, các tuyến đường thủy nội địa cũng được đầu tư phát triển, ngoài tuyến đường thủy nội địa sông Đà (bao gồm cả hồ Hòa Bình), đã đưa vào khai thác tuyến đường thủy nội địa sông Bôi với chiều dài 19 km và 5 tuyến nhánh ngập hồ Hòa Bình với chiều dài 33,6 km. Đầu tư xây dựng một số cảng thủy nội địa lớn như: Cảng vịnh Ngòi Hoa, cảng Xuân Thiện Lạc Thủy, cảng Thung Nai... và hàng chục bến thủy nội địa được đưa vào khai thác.

Kết quả đó đã từng bước làm thay đổi diện mạo hệ thống giao thông trên địa bàn, từng bước đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối tỉnh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ và vùng Tây Bắc, tạo đà cho phát triển KT-XH các địa phương trên địa bàn tỉnh.

P.V: Xin đồng chí cho biết tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông?

Đồng chí Bùi Đức Hậu:Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các dự án, công trình giao thông quan trọng là một trong những khâu đột phá chiến lược đã được xác định rõ trong NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đây là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề đối với ngành GTVT.

Với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông, Sở GTVT đã phối hợp các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương đánh giá kết quả thực hiện phát triển GTVT giai đoạn 2013 - 2020, chỉ ra kết quả đạt được và các hạn chế, tồn tại, những điểm nghẽn trong phát triển GTVT, qua đó làm cơ sở vạch ra định hướng chiến lược cho công tác lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong định hướng quy hoạch tỉnh, Sở GTVT tham mưu, đề xuất đưa vào quy hoạch; tập trung cân đối nguồn lực, ưu tiên phát triển mạng lưới gắn phát triển giao thông kết nối vùng nội tỉnh với gia tăng mối giao lưu giữa Hòa Bình - Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh.

Hiện nay, Sở GTVT đang phối hợp triển khai một số tuyến đường trọng điểm như: Đầu tư giai đoạn 2 đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tiến tới đồng bộ cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên (CT.03); cao tốc Bắc - Nam phía đông (CT.01), đoạn Ba Vì - Chợ Bến (Hòa Bình); đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án kết nối giao thông và thủy lợi tỉnh với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia...

Định hướng đầu tư phát triển, mở rộng khu đô thị, đầu tư các tuyến đường liên kết khu du lịch: Xây dựng các tuyến tránh qua khu vực đông dân cư như: QL 6 đoạn qua TP Hòa Bình, thị trấn Lương Sơn, thị trấn Cao Phong và thị trấn Mãn Đức; tuyến tránh QL 21 đoạn qua thị trấn Chi Nê, tuyến tránh QL 12B đoạn qua thị trấn Vụ Bản; QL 37C; mở rộng QL 12B đoạn Nho Quan (Ninh Bình) - Tân Lạc; cải tạo, nâng cấp QL 70B, QL 15; đường kết nối khu du lịch hồ Hòa Bình đến khu du lịch Đồng Tâm, khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) nhằm kết nối các tour, tuyến du lịch giữa tỉnh với TP Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình...

Đối với hệ thống đường đô thị: Tiếp tục triển khai thực hiện các tuyến đường trục chính khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm; đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với QL 6; đầu tư hoàn thiện đường nối từ QL 6 vào đường Chi Lăng, tiếp tục đầu tư các cầu qua sông Đà; đường Quang Tiến - Thịnh Minh (TP Hòa Bình)...

Để thực hiện mục tiêu định hướng trên, Sở GTVT mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo quyết liệt công tác đền bù giải phóng mặt bằng các công trình giao thông, sớm đưa các công trình vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy KT-XH của tỉnh.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


Lê Chung (TH)


Các tin khác


Triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030

(HBĐT) - Ngày 29/10, Bộ KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

(HBĐT) -    Sáng 29/10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng vốn vay Quỹ hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2021. 

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn

(HBĐT) -Thời gian qua, thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn, các sản phẩm trái cây, rau củ tươi của nông dân các địa phương trong tỉnh đã được hỗ trợ tiêu thụ đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đây được xem là kênh phân phối mới, hiện đại và hiệu quả, giúp người nông dân vừa có thể chủ động tiêu thụ nông sản, vừa từng bước chuyển đổi kinh doanh theo hình thức mới trên môi trường số.

Huyện Đoàn Mai Châu: Đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Huyện Đoàn Mai Châu triển khai thực hiện đồng bộ tới tất cả các cơ sở Đoàn trực thuộc. Nhiều mô hình kinh tế của đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) được xây dựng, phát triển trên cơ sở hỗ trợ của Huyện Đoàn. Nhờ đó, phong trào khởi nghiệp, phát triển kinh tế trong thanh niên huyện Mai Châu ngày càng được đẩy mạnh, đạt hiệu quả cao.

Bộ Xây dựng kiến nghị cấp 65.000 tỷ đồng làm nhà ở công nhân

Bộ Xây dựng đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng về việc cấp 65.000 tỷ đồng kèm cơ chế chính sách để đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân.

Hội thảo nghiên cứu phát triển các dịch vụ môi trường rừng tiềm năng

(HBĐT) - Ngày 28/10, UBND tỉnh phối hợp với Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Nghiên cứu phát triển các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tiềm năng tại tỉnh Hòa Bình". Chủ trì hội thảo có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Anja Barth, Cố vấn trưởng Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục