(HBĐT)- Đinh Đức Chiến, Giám đốc HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy (Yên Thủy); Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (TP Hòa Bình); Bùi Văn Tường, Giám đốc HTX sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789 (Tân Lạc); Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba (Lương Sơn)… Đó là những thanh niên tiêu biểu, đại diện cho thế hệ trẻ mạnh dạn lựa chọn mô hình HTX để khởi nghiệp. Các HTX do thanh niên làm chủ dù mới thành lập, song đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho thanh niên và người dân địa phương.
Anh Bùi Văn Tường, Giám đốc HTX sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối (Tân Lạc) là một trong những thanh niên tiêu biểu khởi nghiệp thành công từ mô hình HTX.
Vài năm trở lại đây, số lượng HTX do những chủ nhân trẻ đứng đầu ngày càng tăng và hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề: Dịch vụ tổng hợp, nông nghiệp, du lịch sinh thái… Những giám đốc độ tuổi 8X, 9X mạnh dạn đổi mới trong lãnh đạo, điều hành, thổi một luồng gió mới vào khu vực kinh tế tập thể (KTTT). Thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tiên phong áp dụng KHKT, công nghệ thông tin vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Anh Bùi Văn Tường, Giám đốc HTX sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối (Tân Lạc) chia sẻ: Sau nhiều năm gắn bó với mô hình ươm giống cây dổi và một số cây lâm nghiệp, năm 2020, với mong muốn mở rộng quy mô vườn ươm, tìm kiếm những thị trường tiềm năng tiêu thụ cây giống, tôi mạnh dạn thành lập HTX sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường hàng trăm nghìn cây giống, chủ yếu là cây bản địa như trám đen, trám trắng, dổi… Giá bán đối với cây thực sinh khoảng 5.000 - 6.000 đồng/cây; đối với cây ghép từ 30.000 - 40.000 đồng/cây. Toàn bộ cây giống đều có hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nên được người dân tin tưởng. HTX chúng tôi là cơ sở giống cây lâm nghiệp lớn nhất của huyện Tân Lạc, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và nhiều tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên. Ngoài ươm giống, tôi vận động các thành viên trồng rừng sản xuất, trồng cây trám đen, trám trắng. Hiện, HTX tạo việc làm cho khoảng 10 lao động thời vụ, mức lương 3 - 4 triệu đồng/người/tháng, 4 lao động được đóng bảo hiểm. Vừa qua, dự án "Bảo tồn và phát triển giá trị cây trám đen tại Hòa Bình” của tôi vinh dự đạt giải ba tại Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh lần thứ III, năm 2021.
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, nhất là đối với các HTX do thanh niên làm chủ, Tỉnh Đoàn đã ký quy chế phối hợp với Liên minh HTX tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển mô hình KTTT, HTX trong thanh niên. Ngoài ra, Tỉnh Đoàn tích cực tuyên truyền, hỗ trợ vốn và kêu gọi nguồn vốn đầu tư, ủy thác với hệ thống ngân hàng để đoàn viên thanh niên được vay vốn phát triển kinh tế. Nổi bật, Tỉnh Đoàn phối hợp Sở KH&CN, Liên minh HTX tỉnh tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh. Năm 2021 tổ chức cuộc thi lần thứ 3, thu hút được nhiều thanh niên tham gia, trong đó, những dự án đạt giải cao thuộc về các giám đốc HTX như: "Ép dầu, giải pháp nâng cao giá trị cho cây lạc” của anh Đinh Đức Chiến, Giám đốc HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy đạt giải nhất; "Ứng dụng khoa học công nghệ vào sấy và sản xuất trà bí đao tạo việc làm cho người dân vùng dân tộc thiểu số” của anh Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập đạt giải nhì; "Bảo tồn và phát triển giá trị cây trám đen tại Hòa Bình” của anh Bùi Văn Tường, Giám đốc HTX sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789 đạt giải ba…
Đánh giá về sự phát triển của các HTX do thế hệ trẻ làm chủ, đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh nhận định: Lợi thế của người trẻ là có kiến thức, được đào tạo bài bản; năng động, sáng tạo, biết cách nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 thì thanh niên luôn tiên phong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã chủ động phối hợp Tỉnh Đoàn và các cơ quan chức năng tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại; tạo điều kiện để các bạn trẻ phát huy thế mạnh của KTTT lập thân, lập nghiệp.
Thu Thủy
(HBĐT) - Sau 2 năm liên tiếp (2019, 2020), thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh không đạt kế hoạch đề ra thì năm nay, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chồng chất, song bằng sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của các cấp, ngành, nhiệm vụ này đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo đó, dự tính thu NSNN sẽ đạt và có thể vượt chỉ tiêu đề ra.
(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ 2.700 ha và 4.700 lồng nuôi cá. Thời gian qua, các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư nuôi cá ao hồ, nhất là nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nên cá sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại do môi trường. Trong tháng 11, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 879 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác đạt 132 tấn, sản lượng cá nuôi 747 tấn. Lũy kế trong 11 tháng, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 9.206 tấn.
(HBĐT) - Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình đi qua, thuận lợi cho đi lại, giao thương hàng hóa. Trên địa bàn có khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch trên 200 ha, hiện đã có các doanh nghiệp đi vào hoạt động. Trong khi đó, lao động của địa phương dồi dào với lực lượng trẻ chiếm đa số, cung cấp nguồn lao động đáng kể cho KCN và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
(HBĐT) - Để đẩy nhanh tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Đà Bắc nỗ lực huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến nay, bộ mặt làng quê ở huyện vùng cao này đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao.
(HBĐT) - Để thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) của tỉnh đạt 38%, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch. Bên cạnh đó, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển các dự án bất động sản (BĐS), nhà ở, đô thị sinh thái, quản lý đất đai theo quy hoạch, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Gần 5.500 xe hàng ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh... phần lớn hàng hóa nằm chờ đều là thủy sản đông lạnh, hoa quả tươi, dễ hư hỏng.