(HBĐT) - Nhiều năm qua, vùng đất Lạc Sơn cuốn hút khách du lịch không chỉ ở những điểm đến tuyệt đẹp như Thác Mu, ruộng bậc thang, suối khoáng nóng Quý Hòa, dổi Chí Đạo… mà còn bởi đặc sản tuyệt vời của vùng đất này là gà đồi. Đây là một trong các sản phẩm được nhiều người ưa thích muốn khám phá.


Bà Quách Thị Hòa, Giám đốc hợp tác xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) gây dựng thương hiệu bằng nuôi giống gà ri địa phương.

Người Lạc Sơn bao đời nay có giống gà ri thả đồi chân nhỏ, thịt chắc, thơm ngon và trở thành đặc sản. Gọi là gà đồi là bởi giống gà địa phương được nuôi thả rông. Hàng ngày, chúng chạy lang thang trên các triền đồi kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Chiều xuống, về vườn, giống gà này lại có thói quen bay lên ngủ trên các cành cây. Vì thói quen thả rông, gà thích nghi với điều kiện khí hậu và thực phẩm tự nhiên của địa phương nên thịt gà ngọt thơm, chắc mà giòn, không dai, béo mà không ngậy. Được "trời phú” cho điều kiện tự nhiên như vậy, người dân huyện Lạc Sơn đầu tư chuồng trại mở rộng chăn nuôi, thị trường gây dựng thương hiệu gà Lạc Sơn. Sản phẩm gà không những cung cấp trong tỉnh mà còn được nhiều thương lái đến tìm mua. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, các hợp tác xã (HTX) trong huyện ra đời nhằm hỗ trợ người dân từ kiến thức chăn nuôi, vay vốn đến liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhãn hiệu "Gà Lạc Sơn" do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp cho 5 HTX chăn nuôi gà trên địa bàn sử dụng mở ra cơ hội giới thiệu sản phẩm gà sạch đến người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh.

Là người thường xuyên lên Hoà Bình khám phá, chị Hoàng Thị Tâm ở quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) cho biết: Tôi đi du lịch nhiều nơi, thưởng thức ẩm thực nhiều vùng khác nhau. Gà đồi Lạc Sơn có vị rất riêng, khác các vùng bởi chắc thịt, thơm và giòn, ngọt đậm. Khi nướng, thịt gà chín từ ngoài vào trong ăn rất ngon, tuyệt vời. Mỗi lần lên đây, tôi đều tìm đến những gia đình nuôi gà tự nhiên để mua ăn tại chỗ và mua về làm quà cho người nhà cùng thưởng thức món đặc sản này.

Để phát triển thương hiệu gà đồi Lạc Sơn, anh Bùi Văn Linh, Giám đốc HTX chăn nuôi gà đồi Yên Nghiệp chia sẻ: HTX có 8 thành viên, mỗi tháng xuất ra thị trường vài nghìn con gà. Trong 2 năm qua, chăn nuôi gà gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, giá đầu vào tăng cao. Để gây dựng thương hiệu gà Lạc Sơn chất lượng cao, chúng tôi tập trung nuôi gà sạch, an toàn. Ngoài tiêu thụ ở các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, khu du lịch…, chúng tôi hợp tác với các HTX nuôi gà ri Lạc Sơn sản xuất và tìm nguồn ổn định như các trường mầm non, trường học bán trú… Đây là hướng đi mới, bền vững để hội viên yên tâm sản xuất. Tại xã Hương Nhượng, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng được thành lập nhằm giúp đỡ những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ cùng chia sẻ kinh nghiệm, lựa chọn con giống, tìm đầu ra cho sản phẩm ổn định đã mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững. HTX chú trọng nâng cao trình độ sản xuất để tạo ra sản phẩm gà đồi được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm gà đồi Hương Nhượng được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bà Quách Thị Hòa, Giám đốc HTX cho biết: Hiện nay, HTX có 17 thành viên chính và khoảng 50 hội viên bên ngoài. Trước khi HTX ra đời, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu ra chưa ổn định, chưa chú trọng khâu kết nối, quảng bá sản phẩm. Sau khi HTX thành lập đã có một website riêng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nên việc tiêu thụ tương đối ổn định. Mỗi tháng, HTX xuất ra thị trường hàng chục nghìn con gà thương phẩm từ gà ri, gà mía đến gà lai chọi. Đây là hướng đi giúp thương hiệu gà đồi Lạc Sơn ngày càng vươn xa.


Việt Lâm


Các tin khác


Điện lực Cao Phong triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022

(HBĐT) - Điện lực Cao Phong vừa tổ chức hội nghị người lao động và tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2021; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Huyện Đà Bắc: Năm 2021, gần 4 nghìn hộ dân được vay vốn chính sách

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, năm 2021, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 160 tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ. Đến hết năm 2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 419 tỷ đồng, tăng 40,5 tỷ đồng (10,7%) so với đầu năm. Dư nợ bình quân hơn 1,7 tỷ đồng/tổ Tiết kiệm và vay vốn; 45 triệu đồng/khách hàng.

Tuổi trẻ xã Thanh Hối gìn giữ, phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Thời gian qua, tuổi trẻ xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã, đang nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, phát triển sản phẩm bưởi đỏ. Qua đó làm giàu cho bản thân, gia đình trên chính mảnh đất quê hương; chung tay xây dựng, quảng bá thương hiệu bưởi đỏ trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

(HBĐT) - Dịp cuối năm, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm tăng. Để đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp (DN), siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiểu thương đã dự trữ đủ mặt hàng thiết yếu và có phương án dự phòng trước những biến động của thị trường.

Doanh nghiệp các khu công nghiệp - thích ứng để sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây giãn đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, dẫn đến đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh cũng không nằm ngoài sự tác động của dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hút đầu tư, tiến độ đầu tư hạ tầng và đặc biệt là SX-KD, sức chống chịu của doanh nghiệp (DN).

Bưu điện tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2022

(HBĐT) - Ngày 21/1, Bưu điện tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; một số sở, ngành trong tỉnh và lãnh đạo, cán bộ Bưu điện tỉnh, các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục