Ngân hàng Indonesia (BI) và Ngân hàng Negara Malaysia (BNM) vừa ra mắt một hệ thống cho phép thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR quốc gia như một phần trong nỗ lực của các ngân hàng trung ương Đông Nam Á nhằm thiết lập các hệ thống thanh toán bán lẻ nhanh chóng và hiệu quả trong khu vực.


Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN/ internationalfinance.com)

Với tên gọi Liên kết thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR, hệ thống trên cho phép người bán và khách hàng ở cả hai quốc gia thực hiện và nhận thanh toán bằng hệ thống sử dụng mã QR tiêu chuẩn Indonesia (QRIS) hoặc QR DuitNow - hệ thống mã QR quốc gia của Malaysia. TTXVN dẫn tuyên bố chung của BI và BNM cho biết, hệ thống này đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ chính thức hoạt động thương mại vào quý III/2022.

Đại diện của BI cho biết, sáng kiến này liên kết thanh toán xuyên biên giới thông qua sự kết nối giữa các mã QR quốc gia hai nước. Trong tương lai, hệ thống này sẽ được mở rộng để tạo thuận lợi cho việc chuyển tiền xuyên biên giới. BI cũng bắt đầu thử nghiệm hệ thống thanh toán xuyên biên giới với Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) vào tháng 8/2021 và dự kiến sẽ chính thức hoạt động thương mại trong quý I/2022.

BNM nhấn mạnh, liên kết thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Malaysia và Indonesia đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia. Điều này thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và tích hợp tài chính của hai nước vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Tháng 6/2021, BNM và BOT đã ra mắt một hệ thống liên kết thanh toán bằng mã QR tương tự. Hệ thống này sẽ được hoàn tất qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn cuối sẽ đi vào hoạt động vào quý IV/2022 và cho phép các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới.

                                                                             Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục