(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua 4.192,1 tỷ đồng, đến nay đã phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án số vốn 3.823,6 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.869,7 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách địa phương 798,9 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư trong nước 732,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài 422,6 tỷ đồng. Số vốn còn lại 369,2 tỷ đồng dự kiến bố trí cho các dự án thuộc Đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình hiện đã được Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Được bố trí nguồn vốn đầu tư, Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 đang được đơn vị thi công hoàn thiện những hạng mục cuối. Tuyến đường đưa vào khai thác đã thúc đẩy phát triển KT - XH các xã vùng hồ Hòa Bình.
Đến ngày 28/2, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công được 518,8 tỷ đồng, đạt 15% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và 14% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân 453,7 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 17% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án; vốn ngân sách T.Ư trong nước giải ngân 57,2 tỷ đồng, đạt 5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 8% kế hoạch vốn giao chi tiết cho các dự án; vốn nước ngoài giải ngân 7,8 tỷ đồng, đạt 2% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
H.N
(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu NSNN của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, tính đến hết tháng 2, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 1.094,8 tỷ đồng, bằng 17,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Cụ thể, thu xuất, nhập khẩu ước 91,4 tỷ đồng, bằng 29% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa ước đạt 1.003,4 tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán HĐND tỉnh, trong đó thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất) được 451,7 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 551,8 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng, Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo WB, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề, RCEP có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của Covid-19 đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ thương mại khu vực và chuỗi giá trị.
(HBĐT) - Ngày 28/2, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị đôn đốc việc thực hiện kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 theo hình thức trực tuyến với các xã, thị trấn.
Ngày 1/3, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn cho biết đã thống nhất với Chính quyền nhân dân thành phố Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thực hiện thí điểm phương thức giao nhận hàng hóa xuất khẩu mới tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ ngày hôm nay.
(HBĐT) - Thời gian qua, song song với nhiệm vụ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế (NNT) để dần khôi phục sản xuất - kinh doanh (SX-KD), từ đó đóng góp vào số thu, ngành thuế đã tăng cường các biện pháp quản lý nợ, thu hồi và cưỡng chế nợ thuế nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch cấy 15.543 ha lúa. Ngay sau khi kết thúc đợt rét đậm, rét hại, nông dân trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng sản xuất nhằm đảm bảo khung thời vụ. Tính đến cuối tháng 2, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành cấy lúa chiêm xuân. Các địa phương cũng chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp do thời tiết khắc nghiệt.