(HBĐT) - Về Phú Thành (Lạc Thủy), điều ai cũng nên thử là ngồi nhâm nhi một chén chè xuân. Trong tiết trời se lạnh, cầm trên tay chén nước màu vàng sáng quyện với hương thơm tự nhiên, nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị đậm đà, chát ngọt.


Gia đình chị Trịnh Thị Oanh, xóm Đồng Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) thu hoạch chè xuân.

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Phú Thành cho biết: Chè xuân là chè ngon nhất trong năm, bởi đã qua một thời kỳ ngủ đông, nó đã chắt lọc và kết tinh những điều quý giá từ trời, đất. Chè xuân mặc dù năng suất thấp nhưng chất lượng cao hơn hẳn các loại chè thông thường nên bán được giá cao hơn, thậm chí gấp đôi so với các vụ chè khác. Để giữ được hương vị thơm ngon của chè xuân, những búp chè non phải được hái từ khi sương còn đọng trên lá, mang về hong khô và sao trên bếp than hồng. Mọi công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, gửi gắm cả cái "tâm” vào đó.

Cùng đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã, chúng tôi đến thăm vườn chè của gia đình chị Trịnh Thị Oanh, xóm Đồng Bột. Thời điểm này, cả gia đình tập trung lao động để thu hoạch lứa chè xuân đầu tiên, chị Oanh chia sẻ: Gia đình tôi có 6.000 m2 chè tính đến nay đã được 15 năm tuổi. Năm qua, nhờ mưa thuận gió hòa, chè lên búp đều nên mỗi tháng được thu 2 lần, mỗi lần được 4 tạ búp chè tươi. Cứ 5 kg chè tươi sao được 1 kg chè khô. Giá chè dao động theo từng thời điểm trong năm, trung bình khoảng 150.000 đồng/kg chè khô. Đối với chè xuân, luôn có vị thơm ngon đặc biệt nên giá bán được giá hơn, khoảng 200.000 đồng/kg. Mỗi năm, gia đình tôi thu gần 200 triệu đồng từ chè.

Cây chè từ lâu đã trở thành cây chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho bà con xã Phú Thành. Hiện nay, tổng diện tích trồng chè trên địa bàn xã là 120 ha, tập trung ở các xóm: Bột, Tân Phú, Chùa, Lũ. Nhờ có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nên cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sản lượng chè búp tươi năm 2021 đạt 20 tấn/ha. Sau khi trừ các loại chi phí, bà con thu về từ 350 - 400 triệu đồng/ha chè mỗi năm. Sản phẩm chè khô trở thành thức uống quen thuộc hàng ngày, giúp thanh lọc cơ thể, cung cấp nhiều loại dưỡng chất. Vào những dịp lễ, Tết hay sự kiện quan trọng, sản phẩm chè được đóng hộp, đóng gói với bao bì đẹp mắt còn là thứ quà biếu không thể thiếu. Chè Sông Bôi đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho hương chè bay xa hơn.

Để phát huy hiệu quả kinh tế của cây chè, Đảng ủy, chính quyền xã Phú Thành tuyên truyền cho người dân giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, giữ cho chè sạch bằng cách không sử dụng các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc chè, thiết kế đồi chè để chống xói mòn đất, đảm bảo mật độ trồng hợp lý để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm, từ đó đưa thương hiệu chè Sông Bôi ngày càng đến với nhiều gia đình Việt và vươn ra thị trường quốc tế. Chất lượng, thương hiệu được khẳng định sẽ góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho lao động địa phương.


Khánh Linh (TTV)

 


Các tin khác


Kinh tế tập thể - những đột phá trên hành trình đổi mới, phát triển

Bài 2 - Động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững
(HBĐT) - Những yếu kém kéo dài từng bước được tháo gỡ, kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX thích nghi với kinh tế thị trường, khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và vùng nông thôn nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khu vực KTTT, HTX đã thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Nhiều giải pháp cấp điện ổn định mùa nắng nóng

(HBĐT) - Tập trung cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng hạ tầng lưới điện là những giải pháp Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã, đang thực hiện để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng sắp tới.

Triển khai đồng bộ giải pháp bình ổn giá cả thị trường

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Tài chính, thời gian qua, ngành chức năng đã theo dõi chặt diễn biến cung cầu, thị trường giá cả, thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung, cầu nhằm bình ổn giá thị trường, giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân để kịp thời có biện pháp xử lý, tránh xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường. Theo đó, tình hình giá cả trên địa bàn trung tâm các huyện, thành phố tương đối ổn định, nhất là với nhóm hàng lương thực, thực phẩm.

Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 43,98 ha đất tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 10/3, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Văn bản số 229/TTg-NN về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Nuôi giun quế - mô hình kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Với sự sáng tạo, niềm đam mê và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Hoàng Văn Cảnh, xóm Đồng Uống, xã Mai Hạ (Mai Châu) không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng thành công mô hình nuôi giun quế. Mô hình đã mang lại nguồn thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng cho gia đình.

Triển khai công tác quản lý, sử dụng tài sản công

(HBĐT) - Ngày 7/3/2022, UBND tỉnh ban hành Công văn số 340/UBND-KTTH về triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công (QL,SDTSC) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục