(HBĐT) - Từng bước tiến tới nền nông nghiệp an toàn, thông minh, những năm qua, cùng sự hỗ trợ của công nghệ, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã không ngần ngại thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp. Cũng từ đó, những cánh đồng mẫu lớn với nông sản chất lượng cao, những trang trại quy mô đầu tư hàng tỷ đồng được hình thành, mang lại thu nhập và đời sống ấm no cho nhiều nông hộ.


Nông dân thôn Ðồng Nhất, xã Ðồng Tâm (Lạc Thủy) phát triển kinh tế từ mô hình nuôi gà lấy trứng theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn sinh học.

Năm 2018, chị Bùi Thị Lịch, xóm Húng, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đầu tư hệ thống chuồng trại, mua 1.000 con gà giống, nuôi giun quế, tham gia thực hiện dự án chăn nuôi gà thả vườn. Chị Lịch cho biết: Nuôi gà thả vườn kết hợp nuôi giun quế tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, giúp giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh. Giun quế là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gà, có thể thay thế thức ăn công nghiệp. Nuôi giun quế cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp. Kể từ khi chuyển đổi phương thức chăn nuôi gà kết hợp nuôi giun quế, sản phẩm thịt gà của gia đình luôn đảm bảo sạch, chất lượng thịt dai, thơm ngon nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Lợi nhuận từ mô hình ngày càng tăng, tỷ lệ gà bị hao hụt giảm đáng kể, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 2 kg/con.

Nông dân trong tỉnh đang dần thay đổi cách thức, tư duy sản xuất nông nghiệp, tăng cường ứng dụng KHKT để trở thành những "nông dân 4.0”, xây dựng nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Để từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát huy nội lực, tích cực học tập, ứng dụng KHKT, chuyển đổi mô hình kinh tế, trọng tâm là phát triển các loại hình kinh doanh tổng hợp, dịch vụ, chế biến... Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) cũng không ngừng được đổi mới về nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hoạt động phối hợp hướng dẫn xây dựng HTX, tổ hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi theo hướng liên kết được các cấp Hội quan tâm thực hiện…

Để giúp hội viên nông dân (HVND) có thêm nguồn lực thực hiện các mô hình kinh tế, các cấp Hội nỗ lực làm tốt vai trò "cầu nối”. Thông qua hoạt động tín chấp, ủy thác với các ngân hàng, trong quý I/2022, các cấc Hội hỗ trợ hàng nghìn hộ nông dân vay vốn phát triển SXKD, tổng dư nợ trên 3.500 tỷ đồng. Chủ động phối hợp các sở, ngành, doanh nghiệp tổ chức tập huấn cho hội viên về khai thác, sử dụng internet, kỹ năng sản xuất nông sản sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cải thiện thu nhập... Từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến. Tiêu biểu như các hội viên: Bùi Văn Chứ, xóm Bái Trang, xã Đông Lai (Tân Lạc); Bùi Thị Lan, thôn Ðồng Nhất, xã Ðồng Tâm (Lạc Thủy); Bùi Văn Yêm, Thôn Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi)… Trong quý có 65.570 hộ HVND đăng ký danh hiệu nông dân SXKD giỏi.

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Trước đây, hầu hết tại các địa phương còn áp dụng phương thức chăm sóc cây trồng theo cách thủ công, hiện nay, công nghệ tưới tự động, hệ thống nhà màng thông minh, nuôi cấy mô… đã không còn xa lạ với nhiều nông dân. Nhiều trang trại chăn nuôi áp dụng các tiến bộ KHKT như: Chuồng nuôi khép kín, lắp đặt máng ăn tự động, có hệ thống điều hòa nhiệt độ làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió; các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi như "nuôi lợn tiết kiệm nước”, "sử dụng công nghệ men vi sinh”, "nuôi giun quế xử lý chất thải”, "máy tách phân”… bảo đảm quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, TP Hòa Bình… là những thành công bước đầu của nông dân tỉnh ta khi đưa công nghệ vào quy trình SXKD, chế biến nông sản hàng hóa. Đây cũng là tiền đề căn bản để nông dân từng bước làm chủ công nghệ, KHKT và ứng dụng vào đời sống, sản xuất hàng ngày, tiến tới nền nông nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại hơn trong tương lai.


Thu Hằng


Các tin khác


32 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 32 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó, các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn mỗi địa phương 3 sản phẩm; Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, TP Hòa Bình mỗi địa phương 2 sản phẩm; Đà Bắc 5 sản phẩm, Cao Phong 4 sản phẩm, Lương Sơn 6 sản phẩm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.650 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các hoạt động thuộc Chương trình bình ổn thị trường, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao; hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Sôi nổi phong trào thi đua sáng tạo trong công nhân doanh nghiệp FDI

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh được thực hiện xuyên suốt, có chiều sâu. Từ phong trào xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, say mê lao động, thi đua sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, yên tâm với môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.

Kỳ vọng tương lai thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - TP Hòa Bình trong những năm qua đã, đang từng bước nỗ lực, khẳng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh là vùng kinh tế trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm thành phố được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào hạ tầng, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực nhằm xứng tầm là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là trái tim của cả tỉnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Một số kết quả nổi bật phát triển KT-XH 3 tháng đầu năm 2022

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Song, Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết; đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Qua đó, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trong phục hồi và phát triển KT-XH; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục