Huyện Cao Phong: Vốn ưu đãi đồng hành cùng người dân vượt khó
Thứ năm, 12/5/2022 | 8:53:46 Sáng
(HBĐT) - Những tháng đầu năm đã có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Cao Phong được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế. Thời gian này, Phòng giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tiếp tục truyền tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt tập trung giải ngân kịp thời vốn ưu đãi phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Gia đình bà Bùi Thị Nhị, xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) sử dụng vốn vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đầu tư phát triển chăn nuôi.
Đồng chí Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc PGD NHCSXH huyện cho biết: Trong những tháng đầu năm, công tác tín dụng chính sách trên địa bàn cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Vốn vay được chuyển tải nhanh chóng đến đúng đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, công tác đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đến hạn, lãi tồn đọng được triển khai tích cực, kịp thời. Chất lượng tín dụng, chất lượng ủy thác và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn được quan tâm củng cố. Trong bối cảnh đời sống của người dân gặp không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nguồn vốn chính sách đã góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Hiện, PGD NHCSXH huyện tích cực triển khai giải ngân vốn vay phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Đến nay, nguồn vốn vay ưu đãi này đã được truyền tải đến nhiều hộ dân trên địa bàn huyện.
Gia đình chị Bùi Thị Lý, xóm Dài, xã Bắc Phong có 2 con đang học lớp 1 và lớp 9. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, hai cháu phải học trực tuyến. Do chưa mua được máy tính và thiết bị phục vụ học trực tuyến nên các cháu phải đi học nhờ, hoặc phải mượn điện thoại di động của cậu ruột để học tập. Vợ chồng chị Lý nhiều lần muốn mua máy tính cho con nhưng hoàn cảnh khó khăn chưa thực hiện được. Khi được tuyên truyền về chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, chị Lý rất phấn khởi.
"Không có máy tính nên thời gian qua, việc học tập của các con gặp nhiều khó khăn. Nhận được khoản vay 10 triệu đồng gia đình sẽ mua sắm máy tính mới cho con học tập. Đây là chính sách hỗ trợ rất thiết thực của Đảng và Nhà nước” - chị Lý bày tỏ. Được biết, ngoài khoản vay này, trước đây, gia đình chị Lý đã được vay 50 triệu đồng chương trình cho vay hộ nghèo để trồng cam và chăn nuôi. Nhờ vốn chính sách cuộc sống của gia đình chị Lý đã vơi dần khó khăn, có điều kiện phát triển kinh tế cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho các con học tập.
Trước đây, gia đình bà Bùi Thị Nhị, xóm Tiềng, xã Bắc Phong đã được vay 2 chương trình tín dụng từ NHCSXH. Đó là khoản vay 50 triệu đồng vốn chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn để đầu tư chăn nuôi và trồng cam. Khoản vay thứ hai là cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để kéo nước sạch về sử dụng. Theo bà Nhị chia sẻ, nhờ nguồn vốn ưu đãi mà đến nay, kinh tế của gia đình ổn định hơn. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ nông sản, làm ra nhiều nhưng khó tiêu thụ nên việc tái đầu tư gặp không ít khó khăn. "Trong thời điểm khó khăn như vậy thì nguồn vốn được giải ngân từ NHCSXH có ý nghĩa rất lớn. Gia đình sẽ sử dụng vốn để đầu tư chăn nuôi trâu, lợn sinh sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế” - bà Nhị chia sẻ.
Theo rà soát của PGD NHCSXH huyện Cao Phong, nhu cầu được vay vốn phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn còn rất lớn. Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục triển khai giải ngân vốn vay đến các đối tượng thụ hưởng, đồng thời triển khai cho vay hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách khác. Qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
(HBĐT) - Trong tháng 4 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 121,396 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 395,836 triệu USD, tăng 9,85% so với cùng kỳ, đạt 27,55% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, giảm bớt ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chế độ, chính sách giảm thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Theo đó, dự kiến các khoản giảm thu trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh theo các chính sách so với dự toán giao ước khoảng 311 tỷ đồng.
Để đảm bảo hạ tầng viễn thông, công nghệ Thông tin (VT-CNTT) tốt nhất, nhất là công tác truyền thông cho SEA Games 31, VNPT đã hoàn tất hạ tầng VT-CNTT tại các địa điểm tổ chức SEA Game, đồng thời tăng cường phủ sóng VinaPhone 5G tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Sân vận động Mỹ Đình Hà Nội.
(HBĐT) - Đến ngày 24/4, huyện Lương Sơn đã có 155 tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, đạt tỷ lệ 24,4% .
(HBĐT) - Trong quý 1/2022, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh phối hợp với Hội Nông dân các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và TP Hoà Bình tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp năm 2022.