(HBĐT) - Số thu NSNN của tỉnh đã tăng khá mạnh qua từng năm. Tuy nhiên, là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hạ tầng KT - XH chưa phát triển; ngành nông, lâm, nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng nhanh nhưng chưa có đột phá, mũi nhọn... dẫn đến tổng số thu NSNN của Hòa Bình còn thấp, quy mô nguồn thu nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có và mới đáp ứng được hơn 30% nhu cầu chi ngân sách địa phương.



Từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP Lạc Thủy thuộc Tổng công ty Đức Giang (xã Phú Nghĩa - huyện Lạc Thủy) đã đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh, CCHC đã được cải thiện nhưng chưa thực sự hiệu quả. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn ở mức thấp. Công tác GPMB gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch chưa đáp ứng so với yêu cầu, còn có sự bất cập giữa các quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (SDĐ), quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch ngành… Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế, thu hút đầu tư để tạo nguồn thu mới còn chậm; tỷ lệ nợ đọng thuế có thời điểm ở mức cao. Trong tỉnh chưa có các doanh nghiệp lớn và chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất mà chủ yếu là hoạt động dịch vụ, thương mại, doanh nghiệp xây lắp. Các địa phương chưa khai thác được nguồn thu trong lĩnh vực nông nghiệp do quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; người dân chưa quen liên kết sản xuất lớn, tiếp thu tiến bộ KHKT còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa đóng góp được nhiều cho nguồn thu ngân sách.

Mặt khác, thu NSNN giai đoạn 2017 - 2022 triển khai trong điều kiện cơ chế, chính sách dần được hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, trong đó T.Ư đã ban hành các chính sách làm giảm nguồn thu của địa phương. Đặc biệt là 3 năm gần đây, nhiệm vụ thu NSNN thực hiện trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh… Nhất là đợt dịch bùng phát lần thứ 3, thứ 4 nhiều địa phương phải áp dụng các biện pháp giãn cách và giãn cách tăng cường, khiến nhiều ngành nghề như du lịch, ăn uống và lưu trú, GTVT, xây dựng, xuất nhập khẩu... chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đây cũng tác động lớn đến kết quả thu NSNN...

Thực tế cho thấy, NSNN là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, bởi vậy, quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là cần huy động ở mức cao nhất nguồn thu vào NSNN theo quy định của pháp luật để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đa dạng nguồn thu, tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Đồng thời, tăng trưởng thu NSNN bền vững theo hướng ưu tiên đầu tư vào các dự án, công trình phục vụ phát triển KT-XH nhưng có khả năng tiếp tục tái tạo nguồn thu. Xác định thu NSNN từ doanh nghiệp, HTX, dự án đầu tư là chính và lâu dài, vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp, HTX, dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả để nuôi dưỡng nguồn thu...

Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thu NSNN đạt 10.000 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 19,4%/năm. Tự đảm bảo được khoảng 50% nhiệm vụ chi ngân sách địa phương của tỉnh... Để đạt được mục tiêu đề ra, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo là sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng quy hoạch có tầm nhìn, chất lượng, tạo đột phá để phát triển KT-XH, phát huy được tiềm năng, lợi thế; lập quy hoạch phân khu tại một số vị trí có lợi thế để thu hút đầu tư. Trong đó, chú trọng lập quy hoạch SDĐ giai đoạn 2021 - 2030 nhằm phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, QP - AN, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH và đơn vị hành chính. Trước mắt, tiếp tục chú trọng khai thác nguồn thu từ đất để đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. 

Khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh  Hòa Bình đến năm 2030, trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển các khu, cụm công nghiệp về công tác quy hoạch; hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại; công tác đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các khu, cụm công nghiệp; giải pháp về huy động vốn đầu tư, phương pháp xúc tiến, thu hút đầu tư; đẩy mạnh công tác hỗ trợ, bồi thường GPMB và tái định cư; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…; phấn đấu đến năm 2025 diện tích đất các khu, cụm công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác CCHC, nhất là cải cách TTHC và chuyển đổi số; cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết TTHC tại các cơ quan Nhà nước so với quy định hiện hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư SX-KD, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho NSNN...

 Bình Giang


Các tin khác


Hội nghị giao lưu học tập điển hình tiên tiến tỉnh lần thứ nhất, năm 2022

(HBĐT) - Ngày 7/7, tại TP Hoà Bình, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT) tỉnh phối hợp UBND TP Hoà Bình tổ chức hội nghị giao lưu học tập điển hình tiên tiến tỉnh lần thứ nhất, năm 2022. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nội vụ, UBND TP Hoà Bình và 41 cá nhân điển hình tiên tiến đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. 

Chỉ số CPI tăng cao, hoạt động sản xuất - kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng

(HBĐT) - Sáu tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 dần được khống chế, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường, giao thông được thông thương, hoạt động sản xuất tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tình trạng nhiên liệu xăng, dầu, vật tư đầu vào tăng cao khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Nuôi dê ít rủi ro, hiệu quả kinh tế khá

(HBĐT) - Trong khi người chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, giá bán ở nhiều thời điểm giảm sâu thì dê vẫn giữ giá, đầu ra thuận lợi. Nuôi dê đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị G20 thảo luận vấn đề khủng hoảng lương thực và giá hàng hóa tăng cao

Giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động lớn đến các nước đang phát triển. Với tư cách là một diễn đàn kinh tế đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới, G20 sẽ thảo luận toàn diện về các vấn đề này nhằm tìm kiếm các giải pháp kinh tế-xã hội bền vững.

Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT)-Chỉ thị số 03, ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 đề ra nhiệm vụ: Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm. UBND tỉnh yêu cầu, đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, kết quả giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với yêu cầu.


Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 1 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.004 tỷ đồng; cho trên 25 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.040 tỷ đồng, với trên 122 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục