(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyên đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Đảng ủy, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã sớm lập kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung của đề án đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc Sở. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, đề cao quyền thụ hưởng của cá nhân, tổ chức trong cải cách hành chính, chuyển đổi số.

Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao và bám sát kế hoạch chuyển đổi số của Bộ NN&PTNT năm 2022, Sở NN&PTNT chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số. Cụ thể: thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số Sở NN&PTNT triển khai thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số của tỉnh, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tổ chức các hội nghị, tham gia tập huấn về chuyển đổi số; phối hợp khảo sát phục vụ xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành NN&PTNT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các đơn vị: Tập đoàn Viettel, Viễn thông Hòa Bình, FPT trong hợp tác chiến lược về công nghệ thông tin, hạ tầng số và các sản phẩm, dịch vụ số phục vụ việc xây dựng hệ sinh thái số các lĩnh vực của ngành; phối hợp Sở TT&TT đăng ký triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tại 2 xã của huyện Lạc, Lạc Thủy.

Ngành đã tạo lập mã định danh điện tử phục vụ kết nối dữ liệu và triển khai đến 100% đơn vị thuộc Sở ký số, tham gia trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tạo lập tài khoản điện tử của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức các phòng, đơn vị thuộc Sở trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); tạo lập cơ sở dữ liệu về số hóa kết quả giải quyết TTHC của ngành đảm bảo cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Đề xuất 100% dịch vụ công trực tuyến cung cấp mức độ 4 được xác thực 1 lần; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt 55%, không có hồ sơ chậm và quá hạn, tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết TTHC. Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền quản lý, theo dõi của Sở hiện là 129 thủ tục, trong đó, số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết Sở ở cấp tỉnh là 103 thủ tục, cấp huyện 14 thủ tục, cấp xã 12 thủ tục; hoàn thiện bổ sung làm giàu hệ sinh thái dữ liệu các lĩnh vực của ngành phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo Quyết định số số 1911/QĐ-TTg, ngày 15/11/2021 đảm bảo tiến độ đề ra trong Đề án 06.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai đề án ngành cũng gặp những khó khăn, hạn chế như: với việc quản lý đa lĩnh vực, phạm vi rộng, địa hình đồi núi, vùng sâu, xa; nhiều đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công thấp; hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin có nơi chưa được đầu tư. Việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo dài, điều này dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư sợ rủi ro. Mặt khác, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao, gây khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường. Hạ tầng cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn trong thực hiện Đề án 06.

Thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyền truyền, phổ biến, quán triệt mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của đề án đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu theo kế hoạch của UBND tỉnh đảm bảo thời gian, chất lượng lộ trình đề ra và các văn bản chỉ đạo Bộ NN&PTNT trong chuyển đổi số.

Tập trung triển khai thực hiện việc tích hợp, cung cấp các TTHC thuộc ngành/lĩnh vực trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và kết nối liên thông giữa Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh với Hệ thống kết nối. Đảm bảo dữ liệu của ngành/lĩnh vực còn hiệu lực pháp lý được số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC để làm giàu dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ trong giải quyết các TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.


V.H

Các tin khác


Giá thép liên tục giảm mạnh

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép liên tục giảm mạnh; chỉ trong 2 tháng, đã có 10 lần điều chỉnh giá.

Cần lưu ý những rủi ro nào đối với bảo hiểm liên kết ngân hàng?

Chiều 27/7, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết: Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance - Banca) tại Việt Nam đang nảy sinh một số rủi ro, bất cập.

UBND tỉnh làm việc với Uỷ ban Dân tộc và Ngân hàng Thế giới

(HBĐT) - Chiều 27/7, UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng thế giới(WB) về công tác chuẩn bị hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và các huyện Đà Bắc, Tân Lạc và Lạc Sơn.

Lấy “kinh tế xanh” làm nền tảng cho sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Ở xóm Thung Khe, xã Thành Sơn (Mai Châu) trước đây người dân chỉ tập trung trồng ngô, lạc. Nhưng đến nay, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã, chi bộ xóm mạnh dạn xây dựng chương trình làm việc, lãnh đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên (CBĐV), Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp nhu cầu thị trường. Từ chủ trương đó, bên cạnh cây ngô, cây lạc, từ năm 2020 trở lại đây, Thung Khe đưa thêm cây tỏi tía vào canh tác, sản xuất theo hướng hàng hóa. Nhờ vậy, cuộc sống của nhiều hộ dân từ khó khăn từng bước đi lên...

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 29,304 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu ước thực hiện 29,304 tỷ đồng, đạt 44,11% dự toán, tăng 70,34% so cùng kỳ năm 2021. Tổng chi ngân sách cấp huyện ước thực hiện 213,065 tỷ đồng, đạt 44,77% dự toán, tăng 13,6% so cùng kỳ năm 2021. Tổng chi ngân sách cấp xã ước thực hiện 50,612 tỷ đồng, đạt 56,02% dự toán, tăng 4,04% so cùng kỳ năm 2021.

Quy hoạch xây dựng Quần thể đô thị nghỉ dưỡng ven sông đầu tiên tại Trung tâm TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 26/7/2018, dự án Khu đô thị mới Trung Minh được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư với mục tiêu xây dựng một khu ở sinh thái đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn minh, hiện đại; góp phần chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch; tạo quỹ đất ở để đáp ứng nhu cầu về nhà ở sinh thái ven sông Đà tại thành phố Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục