(HBĐT) - Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh có 59 xã thuộc khu vực (KV) III (xã đặc biệt khó khăn - ĐBKK), 12 xã thuộc KV II (xã còn khó khăn), 74 xã thuộc KV I (xã bước đầu phát triển). Có 82 thôn, xóm diện ĐBKK thuộc các xã KV II và KV I. Đây là căn cứ để xác định địa bàn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.


Nhiều hộ ở xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) tham gia mô hình nuôi lợn bản địa, mang lại hiệu quả tích cực.

Những năm qua, mặc dù KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của tỉnh có tiến bộ vượt bậc. Toàn tỉnh đã có 65/129 xã KV nông thôn, KV đồng bào DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tuy vậy, các xã về đích NTM chủ yếu thuộc KV I, KV II. Kết quả thực hiện các tiêu chí của một số xã vùng khó khăn, vùng ĐBKK thấp hơn so với mặt bằng chung và còn khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa các huyện, thành phố. Nông thôn miền núi phát triển chưa đồng đều; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ dân sinh kinh tế, vùng ĐBKK có đông đồng bào DTTS sinh sống vẫn là "lõi nghèo” của tỉnh. Chính vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ vùng ĐBKK.

Từ năm tháng 10/2019, 1.270 hộ tại 91 xóm thuộc 13 xã, thị trấn của huyện Đà Bắc được hưởng lợi từ dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai, do Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản thực hiện. Từ các mô hình chăn nuôi bò lai nhóm Zêbu, nuôi gà ri lai, chăn nuôi lợn bản địa, nuôi cá lồng, trồng cây ăn quả có múi, thâm canh giống lúa mới chất lượng cao J02 đượctriển khai ở các xã Nánh Nghê,Đồng Ruộng, Giáp Đắt, Tiền Phong, Vầy Nưa, Mường Chiềng... đã tạo sinh kế cho người dân các vùng ĐBKK này có cơ hội vươn lên.

Hộ chị Hà Thị Chức, xóm Hày, xã Đồng Ruộng là một ví dụ điển hình. Chị Chức cho biết: "Gia đình thuộc diện khó khăn, được tham gia mô hình nuôi lợn bản địa, gia đình cảm ơn lắm. Chúng tôi được hướng dẫn sửa chữa chuồng nuôi; hỗ trợ 3 con lợn giống, thuốc thú y, thức ăn tổng hợp giai đoạn đầu và được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh nên lợn lớn nhanh, khỏe mạnh, sinh sản đảm bảo. Nhờ vậy đã giúp gia đình có cơ sở phát triển quy mô chuồng nuôi". Được biết, xã Đồng Ruộng có 75 hộ tham gia mô hình và được hỗ trợ 225 con lợn giống. Hầu hết các hộ đã phát huy hiệu quả mô hình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

Cũng như Đồng Ruộng, nhiều năm qua, các xã vùng ĐBKK đã được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án. Đặc biệt, UBND tỉnh sớm có chủ trương phân công các sở, ngành giúp đỡ các xã, qua đó góp phần tạo điều kiện giúp các xã từng bước vượt khó. Tiếp nối kết quả đạt được, ngày 27/10/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2453/QĐ-UBND về việc phân công, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao giúp đỡ xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, có 50 sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh được phân công giúp đỡ các xã. UBND một số huyện cũng xây dựng kế hoạch, phân công các phòng chuyên môn thực hiện giúp đỡ các thôn ĐBKK.

Thông qua làm việc với cấp ủy, chính quyền, khảo sát, nắm bắt tình hình địa bàn các xã ĐBKK, thời gian qua đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực được triển khai thực hiện, phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ sở. Trong đó phải nói đến việc tổ chức các hoạt động chuyển giao KHKT, tổ chức lớp dạy nghề may, mây tre đan, tư vấn, xây dựng và hỗ trợ các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, dịch vụ của Sở NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Hội Nông dân, Hội LHPN, Liên minh HTX tỉnh. Một số đơn vị đã hỗ trợ cho xã thuộc phạm vi, thẩm quyền của ngành phụ trách về các chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ kinh doanh... Nhiều sở, ngành kêu gọi các tổ chức đoàn thể phối hợp cơ quan, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà; có đơn vị hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà cho các hộ hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ vật tư, trang thiết bị, nhân công để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công trình chiếu sáng được nhiều đơn vị thực hiện hiệu quả như hoạt động của Bộ CHQS tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở VH-TT&DL, Điện lực Hòa Bình. Các hoạt động trao tặng vật tư cho các cơ sở y tế; tặng học bổng, thiết bị cho trường học; khám, chữa bệnh miễn phí, cấp phát thuốc cho nhân dân... cũng được quan tâm, đồng thời thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa khác. Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng hợp kết quả của các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ xã, thôn ĐBKK trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính giá trị đạt khoảng 6 tỷ đồng. Qua đó góp phần giúp vùng ĐBKK từng bước vươn lên.



Thu Hiền


Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Phát triển chăn nuôi đại gia súc giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững

(HBĐT) - Từ chỗ là một hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô. Nhưng từ khi mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt, đời sống gia đình anh Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) từng bước vươn lên làm giàu.

Dự án đô thị nghỉ dưỡng với sứ mệnh Nâng cao chất lượng sống cho người dân Hòa Bình

(HBĐT) - Với vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, TP Hòa Bình được đón nhận nhiều thời cơ, thuận lợi trên hành trình phát triển. Thành phố cũng được xác định là vùng đô thị - công nghiệp, vùng KT-XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. Cũng chính bởi vậy, TP Hoà Bình trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản rót vốn.

Ivory Villas & Resort - Thiên đường nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất Hòa Bình

(HBĐT) - Cách trung tâm Hà Nội chỉ 1 giờ lái xe, Ivory Villas & Resort được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, nơi du khách có cơ hội trải nghiệm chạm tay vào mây trời, hòa mình vào sắc xanh rực rỡ khi đến với phố núi Lương Sơn, Hòa Bình.

Viettel Telecom cung cấp thiết bị định vị thông minh vTag

(HBĐT) - vTag là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ IoT tại Việt Nam do Viettel làm chủ và cung cấp ra thị trường nhằm giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên thông minh và tiện ích hơn.

Thủ tướng: Khi đất nước có khó khăn, các ngân hàng thương mại thể hiện trách nhiệm xã hội vì đất nước, vì nhân dân

Sáng 4/8, nhân dự sự kiện "Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các ngân hàng thương mại về góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.

Thiếu đất làm vật liệu san lấp, nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân các công trình, dự án

(HBĐT) - Đến cuối tháng 6/2022, tổng số kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) trên địa bàn tỉnh đã giải ngân 946,4 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch vốn (KHV) Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 23% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 720,4 tỷ đồng, đạt 27% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 153,2 tỷ đồng, đạt 14% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 72,9 tỷ đồng, mới đạt 17% KHV giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục