(HBĐT) - Nắm bắt, tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để góp phần thực hiện tốt Đề án số 24-ĐA/HNDTW về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp (THNN) của BTV T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam. Những năm qua, HND huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp các cơ quan, ban, ngành để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho hội viên, vừa góp phần phát triển KT-XH địa phương.


Du khách thăm quan homestay H'Mông và trải nghiệm nông nghiệp tại xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu).

Chi hội nông dân nghề nghiệp bản Lác "Nông dân làm homestay” được thành lập tháng 7/2021 với 18 thành viên. Mô hình nhằm giúp hội viên liên kết với nhau cùng phát triển kinh doanh dịch vụ và trải nghiệm các các dịch vụ mang đậm bản sắc dân tộc Thái tại địa bàn huyện. Ông Hà Công Sơn, thành viên chi hội cho biết: Sau thời gian gặp khó khăn do giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đến nay, homestay của gia đình cũng như các thành viên chi hội hoạt động hiệu quả trở lại, đón hàng nghìn lượt du khách trở lên mỗi tuần; chi hội đã phát triển lên 20 thành viên.

Bám sát Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 5/8/2019 và Hướng dẫn số 205/HD-HNDTW, ngày 10/7/2020 của BCH T.Ư HND Việt Nam về hướng dẫn quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của HND tỉnh, HND huyện đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, THNN. Tổ chức xây dựng, ra mắt các chi, tổ hội điểm nghề nghiệp để rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn huyện.

Đến nay, toàn huyện có 2 chi hội nghề nghiệp và 16 THNN với trên 250 thành viên tham gia, tập trung vào các lĩnh vực: Chăn nuôi bò sinh sản, nuôi dê, cá lồng, dệt thổ cẩm truyền thống, trồng cây lấy hạt, làm du lịch... Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các chi, THNN xây dựng quy chế hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh (SXKD), dịch vụ của tổ hội. Quá trình hoạt động, các thành viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, thường xuyên góp ý để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, thu hút người tiêu dùng và khách du lịch khi tới Mai Châu. Bên cạnh đó, các chi, THNN xây dựng nguồn quỹ để giúp đỡ hội viên khó khăn. Định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt với nội dung đa dạng, phong phú như trao đổi thông tin về thời tiết, thị trường, giá cả, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; cách thức lập dự án SXKD, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay… Qua đó, tạo sự gắn kết giữa các hội viên khi có chung lợi ích, trách nhiệm trong SXKD, dịch vụ, tạo sự cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Đồng chí Phạm Thế Anh, Phó Chủ tịch HND huyện cho biết: Xác định nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế tập thể hợp tác, HND huyện đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động để tuyên truyền, vận động hội viên phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, từng ngành nghề; tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nhân lực, vốn để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế các tổ hợp tác, HTX, chi hội, THNN... Có thể nói, chi hội, THNN đã và đang là mô hình hoạt động, tập hợp hội viên có hiệu quả, tạo sự đổi mới trong phương thức tập hợp nông dân; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của hội viên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Việc thành lập các chi, THNN cũng tăng cường sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức Hội; từng bước nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân vùng cao.


Thu Hằng


Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục