(HBĐT) - Tập trung cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc để tạo động lực cho thu hút đầu tư. Đó là mục tiêu xuyên suốt được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy vậy, theo công bố của VCCI, đánh giá Chỉ số PCI tỉnh năm 2021 thuộc nhóm xếp hạng rất thấp với tổng số 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020, đứng thứ 62/63 so với cả nước, giảm 18 bậc so với năm trước. Như vậy, việc cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ số PCI giảm sâu cả về điểm số và thứ hạng.


Triển khai Bộ chỉ số DDCI tỉnh năm 2022 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Kết quả đó cho thấy, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh còn khá nhiều điểm nghẽn. Trong đó, những bất cập về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; còn nhiều khó khăn tiếp cận đất đai; công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm, thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) còn kéo dài; thông tin thiếu công khai, minh bạch; doanh nghiệp (DN) còn phải mất những khoản chi phí không chính thức... là những rào cản lớn nhất, gây bức xúc cho DN, nhà đầu tư (NĐT).

Thời gian qua, thông qua hoạt động kết nối, liên kết giữa Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh và HHDN các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, không chỉ góp phần nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của HHDN, mà còn là cơ hội để trao đổi, chia sẻ nhiều cách làm hay nhằm góp phần cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng như cấp huyện và các sở, ban, ngành.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HHDN tỉnh Sơn La chia sẻ: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH và hoạt động đầu tư xây dựng. Đây là một trong những khâu cốt lõi để định hướng cho phát triển và kêu gọi đầu tư, bảo đảm đầu tư có hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư cũng như quản lý khai thác, sử dụng các dự án, công trình xây dựng. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, HHDN tỉnh Sơn La đã góp phần đắc lực tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để việc quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và bảo đảm các điều kiện về QP-AN, nhằm tạo ra động lực trong phát triển KT-XH. Đặc biệt, để làm tốt công tác quản lý quy hoạch, sau khi các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai quy hoạch chi tiết, bản đồ tỷ lệ 1/500, việc cắm mốc giới được thực hiện kịp thời, đúng quy định hiện hành, HHDN tỉnh đã đề xuất với các cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp, chủ đầu tư lắp đặt hệ thống camera và bố trí nhân sự để quản lý chặt chẽ vị trí, ranh giới công trình, dự án. Bên cạnh đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo quy hoạch được kiểm soát chặt chẽ. Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị, tái lấn chiếm đất đai. Nhờ đó, tình trạng xây dựng công trình, nhà ở không phép, sai phép xây dựng, sai quy hoạch xây dựng… được hạn chế tối đa, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện các công trình, dự án.

Theo ông Phạm Ngọc Thể, Chủ tịch HHDN tỉnh Quảng Ninh: Để cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, nhất là tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật. Theo đó, nhiều năm qua, HHDN tỉnh Quảng Ninh được giao là đầu mối để tổng hợp những kiến nghị, đề xuất về khó khăn, vướng mắc của các DN, NĐT và hàng tuần báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để kịp thời tháo gỡ. Đối với việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh thông qua kết quả đánh giá các mức tốt, khá, trung bình, thấp hàng năm của các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành, nhiều năm qua, HHDN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh xác định đây là một trong những tiêu chí để xếp hạng thi đua đối với cơ quan, đơn vị, người đứng đầu và tổ chức Đảng. Qua đó góp phần quan trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC là một trong những vấn đề được tỉnh Tuyên Quang hết sức quan tâm để cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch HHND tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: Nhiều năm qua, HHND tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số cho DN, NĐT và các hộ sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai. Đặc biệt, HHND tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện gửi, nhận và trả kết quả phiếu hướng dẫn một lần về thủ tục đầu tư tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo phương châm "5 tại chỗ", gồm: Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả ngay tại trung tâm. Qua đó góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng phục vụ của cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Kịp thời xử lý những vướng mắc, gỡ bỏ rào cản về hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các DN, NĐT.

Theo đại diện HHDN tỉnh, để cải thiện và từng bước nâng cao Chỉ số PCI, tỉnh cần rà soát lại môi trường đầu tư, kinh doanh theo từng lĩnh vực từ kết quả Chỉ số PCI năm 2021, nhất là các lĩnh vực cần cải thiện; các sở, ngành, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, đặc biệt là các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, các dự án đầu tư, đấu thầu, các dự án kêu gọi đầu tư, dự án đối tác công tư. Chú trọng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chuyên môn, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp cho đội ngũ CBCC. Xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện. Có giải pháp tạo quỹ đất sạch cho DN, NĐT. Quan tâm đầu tư các công trình trọng điểm, nhất là về giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Tăng cường gặp mặt đối thoại với các DN, NĐT. Có chương trình hỗ trợ DN trên địa bàn. Việc đánh giá quá trình thực thi của các sở, ngành, huyện, thành phố cần thực hiện thường xuyên, thực chất, khoa học. Đặc biệt, tham khảo các mô hình, cách làm từ thực tiễn có hiệu quả của các tỉnh, thành phố trên cả nước để áp dụng phù hợp với điều kiện địa phương. 


Đức Phượng (TTV)

Các tin khác


Việt Nam - Nhật Bản hợp tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ các dự án ODA

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ủng hộ việc các cơ quan chức năng của Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) gặp gỡ định kỳ để thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án ODA chậm tiến độ tại Việt Nam. Đây là quan điểm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa ra trong buổi tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao JICA Junichi Yamada vào trưa 23/8 tại Trụ sở Chính phủ.

Mở rộng công tác ngoại giao kinh tế

(HBĐT) - Cuối tháng 7 vừa qua, một hoạt động hợp tác, ngoại giao kinh tế có quy mô giữa tỉnh Hòa Bình với một số tỉnh thuộc khu vực Lãnh sự tại Fukuoka, Nhật Bản đã được tổ chức thành công, đánh dấu bước tiến mới trong công tác đối ngoại của tỉnh nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng.

Vượt khó hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới Cao Phong

(HBĐT) - "Phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM)” - đây là mục tiêu quan trọng được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau gần 2 năm thực hiện nghị quyết, các vùng quê trên địa bàn huyện đang nỗ lực chuyển mình, vượt khó vươn lên để hướng tới mục tiêu chung.

Những dự án, công trình mở ra cơ hội phát triển

(HBĐT) - Tỉnh tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, công trình trọng điểm, có sức ảnh hưởng, lan tỏa lớn, tạo sức hút thu hút đầu tư. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.

Huyện Cao Phong: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo động lực thoát nghèo

(HBĐT) - Bên cạnh các giải pháp về lao động, việc làm; hỗ trợ vay vốn ưu đãi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thực hiện chính sách bảo trợ xã hội…, huyện Cao Phong đã tích cực triển khai Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương. Tính đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 5,33%, giảm 3,17% so với năm trước, đạt 150,25% kế hoạch của tỉnh.

Huyện Mai Châu trồng mới 65,3 ha rừng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng; tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác thông tin, thực hiện công tác quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục