(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, điều kiện phát triển KT-XH còn nhiều khó khăn và hiện cũng là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Do vậy, trong nhiều năm qua, hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng nguồn vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn ưu đãi được xem là động lực, "người bạn đồng hành" với người dân trên vùng đất khó này.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, gia đình anh Xa Văn Huy, xóm Doi, xã Hiền Lương đầu tư nuôi cá lồng mang lại hiệu quả cao. 

Ở xã Hiền Lương, nhiều người biết đến nỗ lực thoát nghèo của gia đình anh Xa Văn Huy, xóm Doi. Trước đây, gia đình ông rất muốn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình nhưng vì kinh tế khó khăn, thiếu vốn sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo nên chưa khai thác được lợi thế của địa phương. Năm 2019, thông qua Liên minh HTX tỉnh, gia đình được tạo điều kiện, hướng dẫn thủ tục vay vốn giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đà Bắc với số tiền 100 triệu đồng, nhờ đó đã có nguồn lực đầu tư thực hiện khát vọng phát triển kinh tế.

Anh Huy chia sẻ: Sau khi được vay vốn, gia đình tôi tập trung nâng cấp hệ thống lồng bè đảm bảo chắc chắn, đúng quy chuẩn kỹ thuật, nuôi các loại cá phù hợp với điều kiện môi trường nước như: Trắm đen, trắm cỏ, lăng đen, chép, rô phi... Đồng thời, tôi tìm hiểu, học hỏi các mô hình nuôi cá lồng trên hồ sông Đà, mạnh dạn đầu tư một số loại cá đặc sản là chiên, ngạnh, lăng đuôi đỏ... theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi từ  NHCSXH gia đình tôi không thể mở rộng quy mô nuôi cá lồng như bây giờ.

Cũng như gia đình anh Xa Văn Huy, hàng chục nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách ở huyện Đà Bắc đã có cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ chủ trương đúng, trúng và hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện đã thu được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện tốt chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, QP-AN và phát triển KT-XH trong huyện. 

Đến nay, NHCSXH huyện có 17 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn; 242 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tại điểm giao dịch luôn công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, công khai danh sách hộ vay vốn, có nội quy giao dịch, hòm thư góp ý để người dân tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động tín dụng chính sách. Định kỳ hàng tháng vào một ngày cố định, tại điểm giao dịch xã thực hiện việc thu nợ, thu lãi, cho vay và huy động tiền gửi; giao ban với UBND xã, hội nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh từ cơ sở. 

Theo đánh giá của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, sau 20 năm thực hiện, nguồn vốn các chương trình cho vay trên địa bàn được bảo toàn và không ngừng phát triển, hàng năm được bổ sung thêm từ nguồn vốn T.Ư và ngân sách địa phương; tăng trưởng so với năm 2003 là 3.762 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm 25,68%. Đến ngày 31/5/2022, tổng nguồn vốn đạt 461.383 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư 420.913 triệu đồng, chiếm 91,2%, là nguồn vốn chủ yếu để cho vay các đối tượng chính sách; nguồn vốn huy động từ địa phương được T.Ư cấp bù lãi suất 34.072 triệu đồng; nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 6.398 triệu đồng. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH đã nhận được nhiều sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nguồn vốn tăng 5.598 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 19,75%.

Trải qua 20 năm hoạt động, Đà Bắc đã được đón nhận và triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách mới của Chính phủ. Đến nay, Phòng giao dịch huyện thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách, tăng so với năm 2003 là 444.659 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 20,53%, tổng doanh số cho vay đạt 1.231 tỷ đồng, tổng doanh số thu nợ 751 tỷ đồng.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp 55.276 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, 12.009 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, 1.692 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, 196 lao động đi xuất khẩu lao động, 1.833 học sinh - sinh viên được vay vốn đi học và còn rất nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đang từng bước vươn lên thoát nghèo. Với những kết quả đạt được của tín dụng CSXH đã góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Đà Bắc.

                                                         Bình Giang


Các tin khác


Điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ở một số địa phương

Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Chính phủ đã giao cho Hà Nội khoảng 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên hơn 3.700 tỷ đồng, Bắc Ninh hơn trên 2.400 tỷ đồng và hơn 10.000 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương 4.200 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng. Đây chính là số tiền đang dự kiến cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3, Vành đai 4.

Mở hướng phát triển kinh tế ở vùng cao Trung Thành

(HBĐT) - Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng "thất thế” bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.

DHome Yên Thủy: Dự án hình thành bộ mặt đô thị mới tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân huyện Yên Thủy và các vùng lân cận, tăng hiệu quả sử dụng đất, hình thành bộ mặt đô thị mới, dự án DHome Yên Thủy mang đến cơ hội an cư, đầu tư ngay trung tâm thị trấn Hàng Trạm, Hòa Bình.   

Đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM). Điều này không chỉ giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, minh bạch hóa các giao dịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.

Giúp đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc thoát nghèo

(HBĐT) - Hiện nay, Đà Bắc còn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, có 17/17 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm khoảng 90% dân số, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 42%, dân tộc Mường trên 33% và các dân tộc khác.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA

(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục