Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu cả năm nay đạt từ 43 - 45 tỷ USD, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực vượt qua nhiều thách thức.
Dệt may là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cán mốc trên 10 tỷ USD. Kết thúc 9 tháng, xuất khẩu dệt may tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, theo dự báo của Hiệp hội Dệt may, tăng trưởng xuất khẩu của ngành sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng của lạm phát và nhu cầu giảm sút.
Không khí sản xuất ở xưởng dệt may của Tổng công ty may Tuyên Quang LGG sôi động hơn bao giờ hết. Các nhân công được quay lại sản xuất các mặt hàng thế mạnh như áo khoác, sơ mi, quần âu… Trong quý 3, các đơn hàng đã tăng 15 - 20%. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn khó đoán định đến cuối năm.
Sau tháng 8 tăng kỷ lục, sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã giảm 27%. Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất của ngành dệt may kể từ tháng 3 năm nay. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải giảm từ 30 - 40% đơn hàng.
Tăng trưởng xuất khẩu của ngành được dự báo sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng của lạm phát và nhu cầu giảm sút. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Trong bối cảnh đồng USD tăng giá sau khi FED tăng lãi suất, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sẽ được lợi về giá bán. Tuy nhiên để tận dụng được lợi thế này, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo được đơn hàng ổn định. Đó cũng là bài toán với nhiều doanh nghiệp dệt may thời điểm này khi đơn hàng chững lại do lạm phát, nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng giảm trên thế giới.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý 4 và cả năm, ưu tiên lúc này là đảm bảo đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, sẵn sàng đơn hàng cho mùa xuân năm sau.
"Các nhà máy nâng cao năng lực quản trị điều hành nghĩa, đặc biệt là trong việc chuyển đổi nhanh, tức là dây chuyền hàng dệt kim chuyển sang dệt thoi, hay chuyển đổi từ thị trường Hoa Kỳ sang Hàn Quốc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng", ông Lưu Tiến Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhấn mạnh.
"Các doanh nghiệp Việt Nam cần liên tục rà soát chuỗi cung ứng và các sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đảm bảo không vi phạm các quy định của thị trường Hoa Kỳ. Dự kiến giai đoạn tháng 10 đến tháng 12 là thời điểm các nhà xuất khẩu nhận được các đơn hàng từ Hoa Kỳ. Theo dự báo, Hoa Kỳ sẽ tăng cường nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng trong đó có các mặt hàng dệt may", ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho hay.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh chuỗi cung ứng thay đổi nhanh, khó dự báo để lên kế hoạch dài hạn từ 1 - 2 năm như trước, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các đối tác mới, kể cả những đơn hàng nhỏ, ổn định để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra.
Theo Vtv.vn
(HBĐT) - Năm 2022, huyện Lương Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ trọng
tâm theo Quyết định số 552/QĐ-UBND với 2 nhóm nhiệm vụ. Nhóm (1) nhiệm vụ các
chỉ tiêu KT-XH năm 2022 (gồm 18 chỉ tiêu, nhiệm vụ). Nhóm (2) nhiệm vụ huy động
nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng đơn vị hành chính cấp thị xã vào năm 2025 (gồm
21 chỉ tiêu, nhiệm vụ).
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế du lịch, công nghiệp, đô thị theo quy hoạch, lựa chọn những dự án thân thiện môi trường, phát triển bền vững, mục tiêu phải cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân - đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.
(HBĐT) - Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Kim Bôi đang từng ngày khởi sắc. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 100% hộ dân được sử dụng điện, 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người làm nông nghiệp chật vật với bão giá đầu vào. Chi phí sản xuất tăng từ giá phân bón, thuốc trừ sâu đến nhân công. Giá nông sản, chăn nuôi xuống thấp. Đó là chưa kể thay đổi thời tiết dẫn đến sản lượng thấp. Nhưng với cách làm của bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thì không lo về bài toán thất thu.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) mặc dù được cấp hạn mức tín dụng có nhu cầu vay vốn nhưng không dễ tiếp cận vốn ngân hàng (NH), bởi dòng vốn tín dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm ưu tiên tối đa cho hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD).
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, đối với dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, UBND tỉnh đề ra mục tiêu tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất của người dân.