Việc tăng chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam được kỳ vọng sẽ phản ánh đúng chi phí của các doanh nghiệp, từ đó tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn cung ra thị trường.
Bộ Tài Chính vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều chỉnh tăng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam - một trong những yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu. Mức tăng dao động 5 - 83%, tương ứng với 60 - 660 đồng/lít, kg, so với hiện hành.
Đối với xăng nền dùng để phối trộn xăng E5RON92, định mức được nâng từ mức 350 đồng/lít hiện nay lên 640 đồng/lít. Đối với xăng RON95, định mức được nâng từ 720 đồng/lít lên 1.280 đồng/lít. Chi phí đưa mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut từ nước ngoài về cảng Việt Nam cũng được đồng loạt điều chỉnh tăng.
"Bộ Tài chính sẽ công bố chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài, premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về cảng định kỳ vào 10/1 và 10/7. Tuy nhiên trong năm 2022 có những diễn biến bất thường, do đó Bộ Tài chính đã chủ động phân tích, rà soát, đánh giá, tổng hợp, điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và dự kiến sẽ điều chỉnh vào 11/11 tới", ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính, cho biết.
Mua bán xăng dầu tại một cửa hàng kinh doanh xăng dầu. (Ảnh: TTXVN)
Đối với các khoản chi phí khác cấu thành giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết thêm, ngày 21/10, Bộ đã có công văn yêu cầu các thương nhân đầu mối báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị.
Qua tổng hợp, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng không phát sinh đột biến. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá theo định kỳ vào cuối năm 2022 và thông báo áp dụng vào 10/1/2023. Đối với chi phí kinh doanh, do tính chất của khoản chi phí này phụ thuộc vào khâu tổ chức vận hành của từng công ty, nên phải sau khi năm tài chính kết thúc mới phản ánh được đầy đủ và mới có đủ cơ sở để đánh giá diễn biến. Vì vậy, thời gian tới, sau khi nhận được báo cáo kiểm toán chuyên đề của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính sẽ đề nghị Bộ Công thương tiếp tục phối hợp để rà soát.
Theo VTV.vn
Với việc dân số thế giới dự kiến sẽ đạt mức 9,6 tỷ người vào năm 2050, tương lai thiếu thực phẩm hoàn toàn có thể xảy ra.
(HBĐT) - Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức hội chợ chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn xã Thạch Yên (Cao Phong) có không ít hộ đã vượt lên đói, nghèo khi sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay, đặc biệt là vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh tăng cao. Nhưng đúng thời điểm này, lãi suất cho vay ở phần lớn các ngân hàng thương mại lại rục rịch tăng, khiến bài toán chi phí của doanh nghiệp càng thêm khó. Áp lực tăng lãi suất đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục hồi của doanh nghiệp càng đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của cả hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp để dòng vốn với lãi suất ưu đãi được thông suốt.
Sau 10 tháng, thu ngân sách nhà nước đã đạt mức hơn 103% dự toán.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Đà Bắc. Qua đó, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.