(HBĐT) - Sau 2 năm xây dựng vườn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, gia đình chị Xa Thị Hồng, xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc) đã chỉnh trang lại vườn, áp dụng KHKT vào sản xuất, đầu tư hệ thống tưới nước tự động. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.
Mô hình trồng nấm đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chị Xa Thị Hồng,
xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc).
Tú Lý là xã đầu tiên của
huyện Đà Bắc về đích NTM. Hiện nay, xã đang nỗ lực xây dựng NTM nâng cao. Trên
địa bàn xã đã, đang xây dựng 6 vườn mẫu, trong đó có vườn của gia đình chị Xa
Thị Hồng, xóm Tình. Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi thăm mô hình vườn mẫu của
gia đình chị Hồng. Ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà mái bằng mới, mặt tiền hướng
ra khu vườn sản xuất có diện tích vài nghìn m2. Trong đó có 1 khu trồng rau cải
vụ đông, 1 khu trồng đậu cô ve, khu còn lại là nhà trồng nấm. Điểm nhấn ở vườn
mẫu này là ao cá có diện tích khá rộng, vừa để nuôi cá, đồng thời cung cấp nguồn
nước tưới cho rau màu.
Đưa chúng tôi đi thăm vườn,
chị Hồng chia sẻ: Hơn chục năm nay gia đình đã gắn bó với nghề trồng rau. Mùa
nào thức nấy cung cấp rau ra thị trường quanh năm. 6 năm trở lại đây gia đình đầu
tư thêm mô hình trồng nấm. Mỗi ngày, vườn rau đem lại nguồn thu bình quân 200
nghìn đồng và khoảng trên 10 kg nấm. Với giá nấm 50 nghìn đồng/kg, tính ra gia
đình chị Hồng có thu nhập ổn định từ nấm và rau mỗi ngày ngót 1 triệu đồng.
"Gia đình tôi có đất vườn rộng, nguồn nước tưới thuận lợi nên những năm qua duy
trì trồng rau, trồng cây màu và nấm. Mọi thu nhập đều từ đây mà ra, ngôi nhà mới
này cũng là nhờ cây rau, cây nấm” - chị Hồng cho biết.
Chia sẻ về hiệu quả từ
khi bắt tay vào xây dựng vườn mẫu, chị Hồng cho biết thêm: Năm 2019, gia đình
được hỗ trợ kinh phí 9 triệu đồng để chỉnh trang lại vườn, đặc biệt là lắp đặt
hệ thống tưới nước tự động. Nhờ hệ thống này đã tiết kiệm đáng kể công sức và
thời gian, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, gia đình quy hoạch lại
khu vườn khoa học hơn, đẩy mạnh áp dụng KHKT vào sản xuất. Chú trọng sản xuất
theo hướng hữu cơ để cung cấp sản phẩm sạch ra thị trường. Về đầu ra cho sản phẩm,
do đã trồng rau, nấm lâu năm nên có đầu ra khá ổn định. Các sản phẩm chủ yếu được
tiêu thụ cho mối quen ở chợ đầu mối của huyện. Ngoài ra, khi có khách đặt hàng
gia đình giao đến tận nơi.
Với sự cần cù, chịu khó
và nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, cũng như áp dụng KHKT trong sản
xuất, những năm qua, mô hình trồng rau, trồng nấm đã đem lại nguồn thu nhập ổn
định từ 200 - 300 triệu đồng mỗi năm cho gia đình chị Hồng. Trong thời gian tới,
gia đình chị tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích sản xuất để đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngày 15/11, Sở Nội vụ tổ chức thẩm tra mô hình, điển hình tiên tiến năm 2022 trên địa bàn TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều 16/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Kế hoạch phối hợp năm 2021, 2022; ký kết Kế hoạch phối hợp năm 2023 giữ Liên minh HTX tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.
(HBĐT) - Khai thác lợi thế đất đai, khí hậu, các thành viên HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi, xã Đú Sáng (Kim Bôi) tập trung phát triển, nâng cao chất lượng cây bưởi Diễn với mục tiêu đưa loại quả này thành sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022. Nhằm tận dụng tối đa các lợi thế của địa phương, các thành viên HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi chú trọng áp dụng tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giá trị sản phẩm và tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Nhằm triển khai hiệu quả, đồng bộ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm địa phương; nâng cao năng lực quản lý và quản trị cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia chương trình, huyện Tân Lạc tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các nội dung Chương trình OCOP, đặc biệt là tận dụng những lợi thế sẵn có để phát triển các nông sản chủ lực của địa phương, hướng tới xây dựng thành sản phẩm OCOP.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nhằm hỗ trợ, đồng hành với hội viên nông dân thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, các cấp Hội Nông dân huyện Mai Châu đã chú trọng hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP thông qua việc xây dựng kế hoạch tập huấn và chương trình tuyên truyền, vận động hội viên phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, ngành nghề và trình độ.
(HBĐT) - Các công trình, dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xác định được điều đó, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước dự kiến khởi công trong năm 2022. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm dẫn đến khó triển khai dự án theo đúng tiến độ.