Ngày 1/1, Bộ Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công Dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025.



Nghi thức khởi công dự án.

Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự.

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Hậu Giang có chiều dài gần 38km đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Dự án có điểm đầu giao với đường Nam Sông Hậu, điểm cuối tại huyện Vị Thủy, Hậu Giang. Tổng mức đầu tư của đoạn này hơn 10.370 tỷ đồng từ nguồn ngân sách theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội.

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) - Bộ Quốc phòng, đại diện các nhà thầu xây lắp, đơn vị sẽ tập trung mọi nguồn lực và tổ chức chặt chẽ, đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Đồng Văn Thanh đề nghị chủ đầu tư cùng các nhà thầu bố trí nhân lực hợp lý, có năng lực kỹ thuật cao, có đủ trang thiết bị tổ chức thi công.



Tập trung mọi nguồn lực bảo đảm tiến độ đề ra.

Các sở, ban ngành, địa phương và người dân có dự án đi qua tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện thi công dự án bảo đảm hoàn thành theo tiến độ đề ra.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ-Cà Mau có tổng chiều dài 109km, quy mô giai đoạn 1 gồm 4 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng.

Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau có điểm đầu tại nút giao IC2 (nút giao nối vào Quốc lộ 91-Quốc lộ Nam Sông Hậu, thành phố Cần Thơ), điểm cuối kết nối vào tuyến tránh thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

Dự án gồm 2 dự án thành phần, gồm đoạn Cần Thơ-Hậu Giang có chiều dài gần 38km và đoạn Hậu Giang-Cà Mau dài hơn 72km. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, cao tốc đi qua gần 64km, chiếm 57% toàn tuyến.

TheoNhanDan


Các tin khác

Không có hình ảnh

Phát triển nông nghiệp xanh theo hướng bền vững

(HBĐT) - Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, GlobalGap, chăn nuôi an toàn sinh học… được áp dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững. Thông qua áp dụng các quy trình, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất đã giúp sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nâng cao chất lượng, sản lượng. Qua đó tăng hiệu quả kinh tế, tạo môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Chuyển động thu hút đầu tư

(HBĐT) - Với hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện đã giúp hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Một số thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2022

(HBĐT) - Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã giúp KT-XH của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể:

Sức sống thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Năm 2022, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hoà Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT -XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Ấn tượng phát triển ngành công nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh ta từng bước khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp (SXCN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tạo chuyển biến rõ nét cả về quy mô và chất lượng.

Huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó

(HBĐT) - Là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để vượt khó, xây dựng quê hương ngày một ấm no. Trong đó, quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng được huyện coi là "chìa khóa” quan trọng nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục