Đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt hoạt động thanh toán trực tuyến (online) thông suốt dịp Tết Nguyên đán là vấn đề được ngành ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Tại một số thời điểm đã phát sinh tình trạng một vài ngân hàng xử lý chưa được đồng bộ nên ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch của khách hàng.
Hiện, nhu cầu mua sắm hàng hóa cho ngày Tết vẫn tiếp tục tăng, lượng giao dịch chuyển tiền, thanh toán cũng tăng theo. Đặc biệt, sau 2 năm đại dịch bùng phát, đến nay, người dân đã hình thành thói quen sử dụng các hình thức thanh toán online, thay vì việc phải chi trả tiền mặt như trước.
Tuy nhiên những ngày qua, tại một số thời điểm đã phát sinh tình trạng một số ngân hàng xử lý chưa được đồng bộ nên ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch của khách hàng. Mặc dù nhiều ngân hàng đã nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại nhưng tình trạng hệ thống quá tải vẫn xảy ra khi lượng giao dịch tăng đột biến.
Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, chị Thu Quỳnh, công tác tại Bệnh viện Hòe Nhai cho biết: "Cách đây 2 ngày, tôi không thể chuyển tiền từ ngân hàng VCB sang Agribank. Đăng nhập vào App để chuyển tiền, màn hình hiện lên thông báo: Số lượng khách hàng đang truy cập hệ thống tăng đột biến. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng đang giao dịch, tạm thời yêu cầu truy cập của khách hàng bị từ chối. Xin quý khách vui lòng thử lại sau trong giây lát".
Trước đó, chị Lê Hồng My (Hà Nội) là khách hàng một ngân hàng cũng phản ánh việc không thể đăng nhập được tài khoản trên App. "Tôi còn khó hơn là khi đăng nhập vào App không được, gõ mật khẩu thì chỉ báo do hệ thống lỗi. Vì không chờ đợi được nên tôi đã phải đến tận nơi để trả tiền hàng”, chị My nói.
Đại diện Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết: Mặc dù lượng thanh toán online tăng nhưng hệ thống Napas về cơ bản chưa ghi nhận sự tăng trưởng đột biến về số lượng giao dịch. Giao dịch thanh toán qua Napas trong những ngày đầu tháng 1/2023 chỉ tăng khoảng 20% so với trung bình những tháng cuối năm 2022.
Thống kê của Napas cho thấy: Cao điểm có khoảng 21 triệu giao dịch được thực hiện một ngày, nhưng số lượng này chỉ bằng khoảng một nửa so với công suất được thiết kế của cả hệ thống khi hạ tầng hệ thống có thể nhận tới 35 - 40 triệu giao dịch/ngày. Vì vậy, hạ tầng phục vụ giao dịch ngân hàng đang được đảm bảo để có thể hoạt động thông suốt trong dịp cận Tết. Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật luôn túc trực 24/7 theo sát các lệnh giao dịch từ phía các ngân hàng thương mại chuyển đến và chuyển đi. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống chưa ghi nhận sự đột biến về giao dịch.
"Triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, nhiệm vụ cũng như vận hành. Về kỹ thuật, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống để đảm bảo dự phòng công suất khoảng từ 100 - 150% so với thời điểm trung bình của kỳ trước nhằm đáp ứng việc tăng trưởng số lượng giao dịch thanh toán điện tử của người dân", ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Napas cho biết.
Theo một số chuyên gia ngân hàng, việc người dân dịch chuyển sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, với lượng giao dịch tăng gần gấp đôi trong năm 2022 sẽ gây áp lực không nhỏ tới hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng xếp hàng chờ rút tiền tại các ATM như những năm trước.
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cho biết: Ngay trước Tết Dương lịch, NHNN đã có văn bản chỉ đạo chung tất cả các đơn vị trong toàn ngành đảm bảo hệ thống thanh toán một cách tốt nhất, kể cả thanh toán qua hệ thống điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch quốc gia cũng như là kết nối thanh toán giữa các ngân hàng.
Cụ thể: Để triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/12/2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, liên quan công tác thanh toán, NHNN đã ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động thanh toán trong thời gian quyết toán và Tết Nguyên đán 2023, trong đó yêu cầu các đơn vị trong ngành Ngân hàng tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động thanh toán; bố trí nhân sự để theo dõi, giám sát hoạt động thanh toán qua các hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính; chủ động dự báo, xây dựng phương án để đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của nền kinh tế trong dịp Tết Nguyên đán.
"Trong thời điểm cận Tết, khó tránh khỏi việc cùng một lúc nhiều người giao dịch có thể đường truyền hệ thống máy chủ dung lượng không đáp ứng được. Để tránh tình trạng treo lệnh, nghẽn lệnh, hệ thống ngân hàng đã có những chuẩn bị nhằm đảm bảo các giao dịch an toàn thông suốt”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Phía NHNN đã kịp thời giao cho các ngân hàng thương mại tập trung đầu tư, có những biện pháp kỹ thuật như nhiều máy chủ có thể tham gia trong hệ thống đường truyền, hệ thống thanh toán để đảm bảo hạn chế tối đa chuyện ách tắc.
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Theo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tính đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 38.804 tỷ đồng, tăng 5.265 tỷ đồng, tương đương 15,7% so với cuối năm 2021; trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 29.318 tỷ đồng, tăng 3.270 tỷ đồng, tương đương 12,6% so với cuối năm 2021. Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng 73% trong nguồn vốn huy động.
Nhằm bảo đảm cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính, phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp tới, Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã chuẩn bị đầy đủ các phương án duy trì ổn định luồng lưu thông hàng hóa, bảo đảm mọi bưu gửi đều được chuyển đến tay người nhận trước Tết.
Nhìn nhận về những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, thời gian tới có 2 vấn đề nổi lên là áp lực về lạm pháp và giải ngân vốn đầu tư công.
(HBĐT) - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng để buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cùng các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, năm 2022, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát động đến 100% xã, phường, thị trấn và vận động hội viên đăng ký tham gia phong trào. Theo đó, toàn tỉnh có 65.600 hộ đăng ký danh hiệu "Sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp, có 36.500 hộ đạt danh hiệu, bằng 110,6% chỉ tiêu giao.
(HBĐT) - Năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt 287.525 triệu đồng, đạt 170,94% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện giao, tăng 66,19% so với cùng kỳ; trong đó, thu tiền sử dụng đất 171.825 triệu đồng, đạt 171,83% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 80,19% dự toán HĐND huyện giao; thu từ các khoản thuế, phí 115.700 triệu đồng, đạt 169,65% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 157,97% dự toán HĐND huyện giao.