(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.
Cán bộ ngành NN&PTNT giới thiệu về cấp mã số vùng trồng cho thành viên tổ hợp tác trồng bưởi sạch Tân Hương 1 (Tân Lạc).
Đã có trên 20 năm gắn bó với cây bưởi đỏ, lần đầu tiên ông Dương Tất Tính, tổ trưởng tổ hợp tác trồng bưởi sạch Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc) thực hiện sản xuất theo quy trình bài bản với việc ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ các thông tin như: vật tư đầu vào, việc sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sử dụng, lượng sử dụng, thời gian cách ly; thông tin về thu hoạch và bán sản phẩm. Việc tuân thủ đúng quy trình sản xuất đã giúp việc quản lý, bảo vệ cây trồng tốt hơn, môi trường được cải thiện, năng suất, chất lượng sản phẩm cũng nâng lên rõ rệt. Năm 2022, 16,9 ha bưởi của 11 thành viên trong tổ hợp tác đã được cấp MSVT. Vụ bưởi năm 2022, tổ hợp tác lần đầu tiên xuất khẩu được trên 1 nghìn quả bưởi sang thị trường Anh quốc.
Ông Dương Tất Tính cho biết: Trước đây, khi chưa được cấp MSVT, sản phẩm bưởi đỏ của Tân Lạc chủ yếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Dù sản phẩm bưởi đỏ được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo các chỉ số tiêu chuẩn nhưng cũng không thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Hàn Quốc... Sau khi được ngành nông nghiệp cấp MSVT vùng bưởi đỏ Tân Lạc, chúng tôi đã mạnh dạn giới thiệu những lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Những năm gần đây, hoạt động hỗ trợ xây dựng MSVT được Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đẩy mạnh triển khai. Tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, huyện và các doanh nghiệp, HTX, người dân về các nội dung có liên quan đến MSVT, cơ sở đóng gói. Trong quá trình triển khai xây dựng MSVT, đơn vị thường xuyên bám sát cơ sở, phối hợp chính quyền địa phương, tập huấn chuyển giao KHKT, hướng dẫn các trình tự, thủ tục. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói của các tổ chức, cá nhân để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện đúng theo các quy định. Đến thời điểm này, đã có 21 MSVT xuất khẩu được cấp trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích trên 302 ha; 3 MSVT nội địa với tổng diện tích 17,8 ha.
Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Các quy định về vùng trồng, quy trình canh tác, quy trình sơ chế, đóng gói... đang là yêu cầu của những thị trường có nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn như Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Australia... MSVT chính là điều kiện tiên quyết để nông sản vươn ra thị trường thế giới.
Cũng theo lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, để phát huy được MSVT, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần chủ động duy trì vùng nguyên liệu bằng cách kết nối chặt chẽ với các HTX đã được cấp MSVT. Ngành nông nghiệp cũng sẽ tăng cường liên kết với các vùng trồng để kiểm soát hàng hoá, tránh việc mạo danh mã số cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng MSVT.
Bên cạnh việc đẩy mạnh cấp MSVT, tỉnh cũng áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã kích hoạt trên 90 nghìn tem truy xuất nguồn gốc thị trường tiêu thụ nông sản. Ngành chức năng tăng cường giám sát việc vận hành, duy trì hệ thống, kích hoạt và dán tem truy xuất của cơ sở được hỗ trợ; xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương dựa trên cơ sở danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, khảo sát nhu cầu và hiện trạng áp dụng truy xuất nguồn gốc tại các cơ sở, doanh nghiệp để đánh giá hiện trạng, nhu cầu thực tế làm cơ sở xây dựng "Hệ thống quản lý thông tin tuy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh”, đảm bảo kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hàng hóa quốc gia.
Đinh Hoà
Rừng đang che phủ một phần ba diện tích lục địa, cung cấp các dịch vụ thiết yếu và góp phần quan trọng trong việc duy trì sự sống trên hành tinh. Hiện nay, sinh kế của hơn 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng.
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.