(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
KOICA được Chính phủ Hàn Quốc thành lập năm 1991, có nhiệm vụ thực hiện các chương trình viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hàng năm, tổ chức KOICA nhận được nguồn ngân sách hơn 1 nghìn tỷ won từ Chính phủ Hàn Quốc để hỗ trợ các nước đối tác. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn, thông qua KOICA, Chính phủ Hàn Quốc chia sẻ với các nước đang phát triển kinh nghiệm ở những lĩnh vực giáo dục, y tế, quản trị công, phát triển nông thôn, công nghệ thông tin, công nghiệp và năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu và các mục tiêu thiên niên kỷ, kỹ năng khắc phục thiên tai và tái xây dựng…
Dự án Hợp tác công tư liên quan đến giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm của KOICA là dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm cung cấp hệ thống quản lý, giám sát rừng dựa trên công nghệ thông tin và nền tảng giao dịch các bon. Cụ thể là áp dụng các giải pháp công nghệ như ảnh vệ tinh, công nghệ viễn thám, công nghệ học máy để ước tính chính xác lượng các bon; giảm cháy rừng, lở đất bằng cảnh báo và các phản ứng nhanh chóng thông qua các cảm biến dựa trên trí tuệ nhân tạo; hệ thống tưới tiêu tự động với các cảm biến độ ẩm để quản lý rừng hiệu quả dựa trên trí tuệ nhân tạo và giao dịch tín chỉ các bon.
Mục tiêu tổng quan của dự án là triển khai tại 15 tỉnh, thành với tổng diện tích 5,6 triệu ha rừng, trong đó có 1,5 triệu ha rừng trong các điểm nóng về phá rừng và suy thoái rừng. KOICA kỳ vọng Hòa Bình là tỉnh đầu tiên tham gia dự án. Khi triển khai, dự án có 4 hoạt động chính là giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, hấp thụ các bon từ trồng rừng và tái trồng rừng, phục hồi và bảo vệ rừng tự nhiên, nâng cao sinh kế cộng đồng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận về thủ tục, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai dự án và cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ sự vui mừng khi tổ chức KOICA Hàn Quốc lựa chọn tỉnh Hòa Bình để triển khai đầu tư dự án Hợp tác công tư trong lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, đây cũng là thế mạnh của tỉnh Hòa Bình. Tỉnh mong muốn tiếp tục được tham gia với tổ chức KOICA để triển khai dự án.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.
Rừng đang che phủ một phần ba diện tích lục địa, cung cấp các dịch vụ thiết yếu và góp phần quan trọng trong việc duy trì sự sống trên hành tinh. Hiện nay, sinh kế của hơn 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng.
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.